Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải pháp để Việt Nam duy trì nước xuất khẩu gia vị top đầu thế giới

Kinhtedothi - Việt Nam hiện là một trong những quốc gia mạnh về xuất khẩu gia vị: Đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu; đứng số 1 thế giới về xuất khẩu quế, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hoa hồi.
Ảnh minh họa

Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) thông tin, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 8 tháng 2023 đạt 3,55 tỷ USD, tăng 61,8% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 8 tháng 2023 đã cao hơn tổng kim ngạch của cả năm 2022 là 3,36 tỷ USD.

Trong khi đó, về nhập khẩu, trong tháng 8, Việt Nam chi ra hơn 186 triệu USD nhập khẩu rau quả, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả 8 tháng đạt 1,27 tỷ USD, chỉ tăng 1% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, 8 tháng năm nay, ngành hàng rau quả xuất siêu trên 2,1 tỷ USD.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu gia vị của Việt Nam trong 8 tháng 2023 đạt trên 1 tỷ USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2022. Qua đó, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia mạnh về xuất khẩu gia vị: Đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu; đứng số 1 thế giới về xuất khẩu quế, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hoa hồi.

Ngoài ra, các mặt hàng gia vị khác cũng chiếm vị trí khá quan trọng như: Ớt, đinh hương, gừng, bạch đậu khấu.... Các thị trường nhập khẩu gia vị Việt Nam cũng ngày càng đa dạng như Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông.

TS Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương nhận định, bối cảnh xuất khẩu nông sản trong đó có gia vị thời gian tới còn nhiều thách thức. Tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm trong ngắn hạn, hồi phục trong trung hạn nhưng tốc độ sẽ rất chậm, thương mại và quy mô thị trường hàng hóa thế giới tăng trưởng theo từng khu vực.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, xu hướng tăng cường áp dụng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhằm bảo hộ mậu dịch và các ngành sản xuất trong nước.

Xu hướng gia tăng cạnh tranh chiến lược, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước ngày càng quyết liệt; chiến tranh thương mại giữa các cường quốc sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó dự báo.

Do vậy, đề xuất một số giải pháp về thúc đẩy xuất khẩu gia vị, rau quả, TS Nguyễn Văn Hội lưu ý doanh nghiệp Việt Nam cần phát triển các loại hình dịch vụ logistics, giảm chi phí logistics, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics xuất khẩu gia vị, rau quả;

Thúc đẩy xuất khẩu gia vị, rau quả cần gắn với đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;

Bên cạnh đó tăng tỷ trọng các sản phẩm gia vị, rau quả xuất khẩu có giá trị gia tăng, có hàm lượng khoa học - công nghệ, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Việt Nam chiếm 11% thị phần gia vị toàn cầu

Việt Nam chiếm 11% thị phần gia vị toàn cầu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ