Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giải pháp sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng

Doãn Thành (theo Archdaily)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tại các nước phát triển, hiện nay đã rất thành công trong việc sử dụng các loại vật liệu tái chế để tạo nên những thiết kế bền vững, những loại vật liệu này mang lại hiệu quả không thua kém các vật liệu mới và chi phí đầu tư còn tiết kiệm hơn rất nhiều.

Các loại vật liệu xây dựng như nhựa, thủy tinh, cao su, nệm, ngói… đều có tiềm năng sử dụng lại dưới dạng rác thải công nghiệp. Sử dụng vật liệu tái chế trong các thiết kế kiến trúc được xem là xu hướng mới trong ngành xây dựng, do nhu cầu về bảo vệ môi trường trở thành ưu tiên hàng đầu của xã hội, nên các thiết kế và kiến trúc công trình cũng có xu thế đi theo hướng “bền vững”.
Hiện nay, phần lớn các loại vật liệu xây dựng được sản xuất hiện nay đều có lựa chọn tái chế, như bê tông, kim loại, kính, gạch và nhựa đều có thể được sản xuất dưới dạng vật liệu đã qua sử dụng, quá trình tái chế giúp cắt giảm đến 90% chất thải và năng lượng cần thiết cho sản xuất. Phương pháp sử dụng vật liệu tái chế đã trở nên phổ biến đối với kiến trúc bền vững và kiến trúc đương thời, nhiều công trình đã được nhà thiết kế thực nghiệm với loại vật liệu tái chế.
Vật liệu tái chế đang dần trở thành lựa chọn hoàn hảo đối với kiến trúc đương đại, không chỉ bởi sự thân thiện với môi trường mà còn bởi cá tính và nét thẩm mỹ độc đáo. Hãy dành chút thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, bạn sẽ không khỏi bất ngờ với những giá trị mà vật liệu tái chế có thể mang lại cho công trình của mình.
Một số thiết kế sử dụng vật liệu tái chế:
 Tận dụng cửa sổ và cửa đi từ các ngôi nhà bị phá dỡ
 Tái sử dụng thùng hàng container
  Tái sử dụng cửa sổ gỗ
 Tái sử dụng các hộp nhựa đựng kem
 Sử dụng tái chế vỏ chai nhựa
 Ngói đất nung tái chế