Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải phóng nguồn lực “treo”

Kinhtedothi - Trong tổng số 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP Hà Nội, 705 dự án với tổng diện tích 11.345ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý.

Đây là kết quả từ sự quyết liệt của TP trong tháo gỡ, xử lý từng bước và dứt điểm các dự án tiến độ, không triển khai, qua đó khơi thông nguồn lực của nền kinh tế, giải phóng nguồn lực “treo”.

Với số lượng lớn các dự án “ôm” đất nhưng chậm hoặc không triển khai thời gian trước đây đã dẫn tới tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn lực của Thủ đô. Việc xử lý đối với các dự án "treo" này được TP xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục và xuyên suốt của các cấp, ngành, song cũng là nhiệm vụ lớn, phức tạp. Bởi số lượng dự án chậm triển khai nhiều, trải qua nhiều giai đoạn chính sách, quy định của pháp luật có nhiều thay đổi, do đó việc tháo gỡ, xử lý cũng không phải việc dễ dàng; nhiều trường hợp phải xin ý kiến tham vấn cơ quan chuyên ngành cấp trên về quy định pháp luật...

Với sự vào cuộc quyết liệt, không để tình trạng chây ỳ, kéo dài, sau khi HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 04/NQ-HĐND (năm 2022) “về biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn TP Hà Nội”, UBND TP và các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đã vào cuộc khẩn trương.

Nhiều giải pháp cụ thể đã được triển khai. Một tổ công tác đặc biệt của TP về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các DN, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn TP được thành lập và qua các phiên họp đã trao đổi với chủ đầu tư, đơn vị liên quan về tình hình thực tế vướng mắc của từng dự án. Đặc biệt, Chủ tịch UBND TP đã chủ trì cùng các phó chủ tịch UBND TP, giám đốc sở, ngành và bí thư, chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã để chỉ đạo xử lý đối với 712 dự án chậm triển khai; rà soát ghi hình hiện trạng dự án và yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã chủ động, làm rõ nguyên nhân, tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho chủ đầu tư có phương án, thời gian khắc phục…

Đến hết tháng 6/2024 UBND TP đã chỉ đạo xử lý lũy kế là 705 dự án (chiếm 99% tổng số 712 dự án) với tổng diện tích 11.345ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng; có 7 dự án (chiếm 1% tổng số 712 dự án) với tổng diện tích 88,5ha đất đã có quyết định chủ trương nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Sở KH&ĐT đang tiếp tục rà soát để đề xuất phương án xử lý. Trong số 712 dự án đã được chỉ đạo xử lý có 410 dự án (với tổng diện tích 9089,5ha đất) được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai, tiếp tục giám sát theo quy định của pháp luật.

Đây là những con số rất đáng mừng, cho thấy sự chuyển động từ TP đến cơ sở, những quyết tâm kiên quyết xử lý, chấm dứt các dự án chậm triển khai, chống lãng phí, tạo thêm các nguồn lực cho sự phát triển. Đồng thời, lãnh đạo TP cũng luôn xác định, dù với nguyên nhân chủ quan hay khách quan, dự án chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng chính là dấu hiệu lãng phí, nhất là lãng phí về thời gian triển khai, thực hiện.

Bởi thế, đây vẫn tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm được TP quyết liệt chỉ đạo trong thời gian tới, để giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của từng dự án theo hướng rõ người, rõ việc, rõ đầu mối, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ; xử lý nghiêm các trường hợp không khắc phục theo hướng công khai, minh bạch, không để các nguồn lực bị lãng phí.

Để ý tưởng sáng tạo không bị lãng phí

Để ý tưởng sáng tạo không bị lãng phí

Chống lãng phí, tạo thêm nguồn lực cho phát triển

Chống lãng phí, tạo thêm nguồn lực cho phát triển

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

Kiến tạo mô hình quản trị hiện đại

04 Jul, 06:52 AM

Kinhtedothi - Chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức đi vào hoạt động thông suốt, với những đổi mới trong cách làm, tư duy và tác phong công vụ.

Tạo đà phát triển

Tạo đà phát triển

02 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi-Cùng với việc thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, Nhà nước đã phân cấp mạnh mẽ về quy hoạch cho chính quyền địa phương được chủ động lập, phê duyệt quy hoạch. Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực cải cách hành chính và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững.

Khởi đầu vận hội phát triển mới

Khởi đầu vận hội phát triển mới

01 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Hôm nay, ngày 1/7/2025, đánh dấu một cột mốc có tính lịch sử của đất nước, khi các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau khi được sắp xếp gọn hơn về số lượng, mạnh hơn về không gian phát triển và nguồn lực, chính thức đi vào vận hành cùng với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Sông Hàn chưa bao giờ ngừng chảy – Đà Nẵng không ngừng vươn xa

Sông Hàn chưa bao giờ ngừng chảy – Đà Nẵng không ngừng vươn xa

30 Jun, 08:52 AM

Kinhtedothi - Tựa như một người con trở về giữa lúc giao mùa, Đà Nẵng thành phố của sông Hàn và gió biển - đang chuẩn bị bước sang một chương mới. Từ 0 giờ ngày 1/7/2025, địa giới hành chính sẽ được hợp nhất với tỉnh Quảng Nam. Khép lại 28 năm kiêu hãnh vươn mình từ ngày tách tỉnh 1997, Đà Nẵng hôm nay không chỉ là một địa danh, mà là biểu tượng sống động của tinh thần đổi mới, bản lĩnh hội nhập và khát vọng vươn xa của người Việt.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ