Phát biểu khai mạc, Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà cho biết: “Báo Kinh tế & Đô thị rất vinh dự được phối hợp Phòng Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến về công tác PCCC trong sử dụng điện. Trong quá trình đô thị hóa, nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và vấn đề an toàn điện ngày càng quan trọng, nhiều người dân còn chưa có ý thức cao trong vấn đề đảm bảo an toàn PCCC, việc tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với sự tham gia của hai lực lượng PCCC và điện lực sẽ góp phần giúp cho độc giả báo Kinh tế & Đô thị cũng như độc giả cả nước hiểu hơn về công tác PCCC cũng như những kỹ năng cần thiết để xử lý khi xảy ra cháy, nổ trong việc sử dụng điện. Chúng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe tới các khách mời tham gia cuộc giao lưu trực tuyến ngày hôm nay”.
-
Phó Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội
Đại tá Nguyễn Tuấn Anh
-
Phó trưởng Phòng CSPC&CC số 3
Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn
-
Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội
Ông Nguyễn Anh Dũng
-
Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội
Thượng tá Nguyễn Quang An
-
Phó trưởng Phòng CS PC&CC số 1
Đại úy Lê Văn Thinh
-
Phó trưởng Phòng CS PC&CC số 2
Thượng tá Phạm Hải Hưng
-
Phó Ban An toàn Tổng Công ty Điện lực Hà Nội
Nguyễn Đăng Thiện
-
Phó Phòng Kỹ thuật an toàn - Công ty Điện lực Hà Đông
Nguyễn Hữu Thanh
-
Công ty Điện lực Đống Đa
Nguyễn Quốc Thịnh
-
Phó Giám đốc Kỹ thuật Công ty Điện lực Hoàng Mai
Phạm Tuấn Anh
-
Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hai Bà Trưng
Vũ Tuấn Nghĩa
-
Phó Ban Kỹ thuật Điện lực Hà Nội
Quách Tuấn Anh
-
Phó Ban Kinh Doanh Tổng Công ty Điện lực Hà Nội
Ông Nguyễn Hồng Quang
-
Phó trưởng phòng HDCDVPC
Thiếu tá Tô Hồng Nho
Công tác tuyên truyền cho người dân không buôn bán, tụ tập, sinh hoạt dưới chân các trạm biến áp được thực hiện như thế nào trên địa bàn phường?
Hiện nay, trên địa bàn quận có khoảng 700 trạm biến áp, trong đó có 150 trạm biến áp được đặt trong khu dân cư, tại những nơi đông người dân sinh hoạt.
Ngành điện lực Hai Bà Trưng thường xuyên duy trì định kỳ công tác kiểm tra. Với các hiện tượng hộ dân bán hàng, buôn bán gần khu vực trạm biến áp, ngành điện phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tuyên truyền, ký cam kết, vận động người dân không nên tụ tập bán hàng dưới chân trạm biến áp để đảm bảo an toàn.
Công tác hạ ngầm các đường điện trên địa bàn quận như thế nào?
Địa bàn quận Hoàng Mai được sát nhập từ một số xã của huyện Thanh Trì, từ khi thành lập quận đến nay cơ bản ngành điện lực đã cải tạo và hiện không còn trường hợp đường điện dây trần. Về công tác hạ ngầm, điện lực Hoàng Mai đã hạ ngầm xong tuyến phố Giải Phóng và sẽ hoàn thành tất cả các tuyến phố trong thời gian tới.
Công tác hạ ngầm đường điện và đảm bảo an toàn tại các trạm biến áp trong khu dân cư trên địa bàn quận được thực hiện như thế nào?
Hiện nay tất cả các trạm biến áp trên địa bàn quận thường xuyên được kiểm tra định kỳ, đảm bảo an toàn tuyệt đối phòng cháy chữa cháy và an toàn cho người dân.
Về công tác hạ ngầm, hiện ngành điện lực đang triển khai và hạ ngầm 30 tuyến phố, tất cả đều đảm bảo các quy định an toàn phòng cháy chữa cháy.
Sau sự cố tại trạm biến áp Hà Đông, ngành điện lực đã có những biện pháp nào để không xảy ra những sự cố tương tự?
Sự cố cháy tại trạm biến áp tại phố Mỗ Lao, Hà Đông là sự cố hi hữu của ngành điện, khi đóng máy chưa vận hành đã xảy ra sự cố phát nổ. Khi phát nổ, xảy cháy tại chân trạm biến áp do vỉa hè rộng người dân đã lấn chiếm, bán hàng nước, do đó đã xảy ra sự cố đáng tiếc.
Sau vụ việc, ngành điện đã đưa ra khuyến cáo tới toàn thể người dân, có đặt biển nghiêm cấm không cho bán hàng dưới chân trạm biến áp. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, làm biên bản, in tờ rơi phát cho người dân.
Hiện nay trên địa bàn quận Hà Đông, ngành điện đã ngầm hóa đường điện, đảm bảo công tác an toàn cháy nổ.
Năm 2018, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội triển khai một số nội dung về công tác an toàn trong sử dụng điện; công tác an toàn trong bảo vệ hành lang lưới điện cao áp; an toàn trong mùa thiên tai...
Trong đó, nội dung từng nhiệm vụ, Tổng Công ty phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền, khuyến cáo đến khách hàng sử dụng điện. Ví dụ như trong lĩnh vực bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, Tổng công ty phát hành những tờ rơi khuyến cáo và có những điều cấm... để bảo đảm an toàn.
Trong công tác an toàn điện, phối hợp với các cơ quan ban ngành, Cảnh sát PCCC đánh giá về công tác phòng chống cháy nổ để có khuyến cáo cho khách hàng, bảo đảm an toàn, không để tai nạn, sự cố về điện...
Ngành điện cũng phát hành tờ rơi khuyến cáo trong mùa mưa bão, ngập lụt... khuyến cáo người dân không đến gần các hiện tượng cột đổ, dây điện đứt, báo ngay cho cơ quan chức năng.
TCVN 9260: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.
TCVN 9888-1:2013 bảo vệ chống sét
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các tiêu chuẩn của nước ngoài, ví dụ NFC 17-102 tháng 7/2015 của Pháp.
Khi xây dựng nhà mới có nên tận dụng lại dây điện cũ?
Tuy nhiên, ở các cơ quan đơn vị hay nhà riêng thường dùng điện cho camera giám sát cũng là biện pháp chống trôm hiệu quả. Do đó, cơ quan chức năng chỉ cho phép dùng điện để vận hành camera giám sát phòng chống trộm.
Còn ở ngoài đồng ruộng, việc rải dây diện bị nghiêm cấm vì có thể dẫn đến chết người.
Trên thực tế, lực lượng PCCC không thể đến từng địa điểm kinh doanh tự phát để kiểm tra và xử lý, đề nghị bạn đọc ở địa phương có thể báo cáo UBND phường sở tại cũng như, công an phường để có biện pháp phối kết hợp trong quá tình hướng dẫn các hộ đảm bảo an toàn nhằm ngăn ngừa phòng chống cháy nổ.
Để hạn chế các vụ cháy nổ do điện, Cảnh sát PCCC TP Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Điện lực Hà Nội tham mưu cho UBND TP thực hiện tốt hơn công tác PCCC.
Cảnh sát PCCC TP Hà Nội và Tổng Công ty Điện lực Hà Nội cũng tập trung công tác tuyên truyền. Trong đó, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội đã phát hành Sổ tay an toàn điện, cung cấp kiến thức cơ bản cho người dân trong việc PCCC.
Đối với công tác kiểm tra, chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện trong khu vực dân cư hộ dân kết hợp kinh doanh, sử dụng nhiều công cụ hiện đại như camera chụp ảnh nhiệt, súng đo nhiệt độ nhằm phát hiẹn nguy cơ vượt quá công suất.
Nhờ vậy thì mặc dù thời gian qua, các vụ cháy về điện rất nhiều nhưng 80% các vụ cháy được người dân xử lý ngay từ đầu, không để phát sinh thành các vụ cháy phức tạp, hạn chế mức thiệt hại do cháy nguyên nhân do điện gây ra.
Lưu ý: Không để hàng hóa đè lên thiết bị điện, dây dẫn điện hoặc việc sắp xếp phải tính đến trường hợp các chồng, đống hàng hóa khi ngã, đổ không đè lên các thiết bị điện hoặc đường dây dẫn điện.
Đối với nhà ở gia đình thì chúng tôi cũng khuyến cáo không để các vật dụng dễ cháy cạnh bảng điện gần quá 0,5m. Không phơi, móc các vật liệu vào hệ thống đường dây dẫn điện trong và ngoài nhà.
Đối các phương tiện, thiết bị có sử dụng bộ nguồn dự phòng (pin nguồn của xe đạp điện, pin nguồn của điện thoại, sạc dự phòng…) khi xạc pin cần sử dụng thiết bị xạc đúng công suất, pin và cục xạc phải để nơi thoáng mát, đặt trên các vật liệu không cháy, xa con người, không để các đồ vật khác đè lên cục xạc và pin nguồn.
Tôi tên là Long, hiện tôi sống tại phố Hoàng Cầu, Hà Nội. Hiện nay trên cột điện có phải toàn bộ là tài sản, thiết bị thuộc phạm vi cột là của ngành điện không ? Thế các thiết bị của các đơn vị khác thuộc phạm vi trên cột có phát sinh cháy nổ không? Xin Ông cho biết.
Hiện nay trên cột điện hạ thế của ngành điện có rất nhiều tài sản, thiết bị của các đơn vị thuê cột ngoài tài sản của ngành điện.
- Cụ thể tài sản của ngành điện gồm đường cáp trục vặn xoắn; ghíp trục; hộp phân dây; dây từ hộp phân dây xuống hòm công tơ; hòm công tơ và các dây sau công tơ là các tài sản khách hàng mua điện.
- Còn toàn bộ trên cột điện là tài sản của các đơn vị thuê cột: viễn thông, cáp truyền hình, chiếu sáng đô thị, truyền thanh….. với các thiết bị( bộ khuyếch đại tín hiệu, hộp nối… và rất nhiều dây truyền dẫn thông tin). Tất cả các thiết bị này đều có khả năng phát sinh cháy nổ cao khi không đảm bảo về chất lượng cũng như tiếp xúc xấu tại các điểm nối.
Tới thời điểm hiện tại, theo báo cáo điều tra sự cố cháy nổ liên quan đến cột điện, lưới điện của các đơn vị quản lý.
Cháy trên cột điện, lưới điện
- Số vụ cháy trên đường dây, cột điện, thiết bị lưới điện, trạm điện có nguyên nhân liên quan đến lỗi chủ quan trong quản lý(tài sản ngành điện) là 13,9% tổng số vụ.
- Số vụ cháy trên cột có nguyên nhân cháy phát sinh từ đường dây cáp, thiết bị thông tin, viễn thông, truyền thanh, truyền hình, chiếu sáng đô thị..(tài sản không phải của ngành điện) đi chung cột là chiếm gần 36,24% tổng số vụ.
- Số vụ cháy điện trên cột liên quan đến tài sản khách hàng (do chất lượng dây sau, quá tải chập cháy dây sau công tơ, tài sản của đơn vị khách hàng bán điện…) chiếm 34,30% tổng số vụ.
Tôi tên là Quyên, hiện tôi sống tại Quan Thánh, Ba Đình, Hà Nội. Xin Ông cho biết nếu trường hợp xảy ra sự cố cháy dây dẫn điện, thiết bị điện trên cột điện sát nhà mà có nguy cơ cháy lan rộng. Vậy tôi phải làm gì để hạn chế ngọn lửa lan sang ảnh hưởng đến nhà tôi?
- Bình tĩnh gọi điện cho đơn vị quản lý điện địa bàn yêu cầu khẩn trương cắt điện khoanh vùng xung quanh khu vực cháy để chữa cháy an toàn.
- Hô hoán mọi người xung quanh biết và để cùng hỗ trợ chữa cháy.
- Sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ hiện trang bị (bình chữa cháy, cát…) để dập cháy, đảm bảo ngọn lửa không cháy lan rộng và bùng phát lớn. (Tuyệt đối không sử dụng nước để chữa cháy khi không đảm bảo cắt hết điện khu vực cháy).
- Đồng thời gọi điện cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số điện thoại 114.
Tôi tên là My, tôi đang sống ở phố Đặng Thai Mai, Hà Nội. Tôi không biết thế nào là điện cao thế và điện hạ thế ?
Xin trả lời bạn đọc như sau, trong quy định về an toàn điện được phân ra :
- Điện hạ áp là điện áp dưới 1000 V (Vôn)
- Điện cao áp là điện áp từ 1000 V trở lên.
Tôi tên là Ngọc, hiện tôi đang sống tại Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội. Xin Ông cho biết, ngành điện đã khuyến cáo gì cho người dân, khách hàng, hộ tiêu thụ điện sử dụng điện an toàn, hiệu quả và phòng ngừa cháy nổ điện?
- Dùng dây dẫn điện có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, tiết diện dây phù hợp với công suất sử dụng để tránh bị quá tải gây sự cố đứt hoặc làm chập cháy, dẫn đến tai nạn, cháy nhà.
- Hãy sử dụng điện tiết kiệm bằng cách tắt bớt những thiết bị điện không cần thiết. Không sử dụng nhiều đồ dùng điện cùng một lúc để tránh quá tải lưới điện đồng thời đề phòng các nguy cơ gây cháy nổ lưới điện trong gia đình, trạm điện và khu dân cư.
- Cầu dao, cầu chì, áp-tô-mát, công tắc, ổ cắm…trong gia đình nên dùng loại đảm bảo chất lượng, xuất xứ rõ ràng, lắp đặt ở nơi khô ráo, nên đặt ở vị trí cao hơn nền nhà 1m40 để an toàn cho trẻ nhỏ và tránh khả năng ngập nước.
- Chỉ được sửa chữa điện trong nhà sau khi đã cắt nguồn điện. Những mối nối giữa hai dây dẫn phải nối chắc chắn, băng cách điện kỹ để tránh bị nước và hơi ẩm xâm thực gây rò điện .
- Khi lắp đặt dụng cụ, máy móc sử dụng điện phải thực hiện đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, lưu ý phải nối đất an toàn cho vỏ các thiết bị trước khi cho đóng điện sử dụng như: máy bơm nước, bình nước nóng lạnh dùng điện, tủ lạnh, lò vi sóng, bếp điện... v..v…
- Cắt ngay nguồn điện bằng at-tô-mát hoặc cầu dao tổng của gia đình khi mạng điện trong nhà có nguy cơ bị ngập nước do úng, lụt hoặc sự cố nguồn nước sạch trong gia đình . Không chạm đến bất kỳ dụng cụ điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền nhà.
- Khi có người bị điện hạ áp giật, phải nhanh chóng cắt cầu dao, cầu chì, áp tô mát gần nhất. Phải hô hoán để mọi người đến trợ giúp.
Khi xảy ra đám cháy điện tại gia đình thì tôi dùng nước sinh hoạt để chữa cháy có được không?
- Khi xảy ra cháy điện, bạn có thể sử dụng nước sinh hoạt để chữa cháy nhưng bạn phải chắc chắn là nguồn điện đã được ngắt hoàn toàn.
- Còn khi chưa ngắt điện khu vực cháy thì bạn tuyệt đối không được sử dụng nước để chữa cháy. Nếu không, bạn không chỉ có nguy cơ bị điện giật, mà đám cháy còn lan rộng khắp các khu vực có điện. Khi đã tắt được nguồn điện tổng, hãy dội thật nhiều nước vào chỗ đám cháy.
Khi đang “là quần áo” xảy ra cháy thì tôi phải làm gì?
Bạn nhanh chóng ngắt điện bàn là bằng cách dập cầu dao hoặc rút phích cắm điện bàn là. Báo động cho mọi người trong gia đình biết bằng cách hô hoán. Sau đó sử dụng nước, bình chữa cháy của gia đình (nếu có) dập tắt đám cháy.
1. Để hạn chế nguy cơ gây cháy khi sử dụng các thiết bị như bàn ủi, bếp điện, các thiết bị gia nhiệt bằng điện trở phải có người trông coi hoặc các thiết bị phải được lắp hệ thống báo. Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị bệnh tâm thần... sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.
2. Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng phải gắn vào các móc treo chuyên dùng, không treo trực tiếp bằng dây dẫn và không dùng vật liệu cháy được như giấy, vải, nilon... để bao che bóng điện. Không đặt các chất gây cháy (ga, xăng, dầu, giấy...) gần các thiết bị, dụng cụ điện như: đèn, bàn là, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện, chấn lưu đèn huỳnh quang v.v... Không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà vệ sinh, nhà tắm.
3. Thường xuyên kiểm tra các đầu nối của hệ thống điện (Công tắc, Ổ cắm, Hộp đấu dây, Mối nối trên đường dây) nếu có hiện tượng đánh lửa phải tách chúng ra khỏi nguồn điện và sửa chữa chúng lại hoặc báo cho thợ điện đến sửa chữa. Đối với các loại thiết bị có sử dụng nguồn điện như ô tô, xe máy... Khi đưa vào gara, nhà ở để bảo quản qua đêm nên ngắt hết các thiết bị tiêu thụ điện và rút chìa khóa ra khỏi ổ cắm đề phòng chạm chập gây cháy.
4. Khi dùng máy phát điện phải được đấu nối qua cầu dao hai ngả đảm bảo kỹ thuật và độc lập với nguồn điện lưới.
5. Trước khi ra khỏi nhà phải tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ, đồ dùng điện và trước khi đi ngủ phải kiểm tra lại các thiết bị, đồ dùng như đèn, quạt...cắt điện đối với các thiết bị điện không cần thiết.
6. Tài sản, vật tư dễ cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Có dự kiến tình huống cháy, thoát nạn và biện pháp chữa cháy; có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động của hộ gia đình. Mỗi hộ dân nên trang bị 1 đến 2 bình chữa cháy xách tay bằng khí (CO2, ...) bảo đảm về chất lượng.
7. Khi xảy ra cháy do sử dụng điện phải nhanh chóng cắt cầu dao điện tổng, báo cho mọi người xung quanh biết, báo Cảnh sát PCCC và dùng phương tiện chữa cháy tại chỗ dập lửa như bình chữa cháy xách tay bằng khí (CO2, ...), Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện.
Qua khảo sát, trên địa bàn Thành phố hiện có 584 xã, phường, thị trấn với 7.667 thôn, xóm, tổ dân phố; trên 1,9 triệu hộ gia đình với 7,2 triệu người, hơn 500.000 nhà ống, 120.000 hộ nhà ở kết hợp kinh doanh.
Trên địa bàn các quận nội thành, hệ thống đường dây điện còn trùng, võng, đường dây điện còn bó thành búi, đường dây sau công tơ vào các hộ gia đình chưa đảm bảo yêu cầu, gây mất an toàn và mỹ quan đô thị.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình gia tăng, các gia đình đã gắn thêm nhiều thiết bị điện, nhất là những loại công suất lớn như máy lạnh, bếp điện. Tuy nhiên, do không thay mới dây nguồn lớn hơn, nên rất dễ xảy ra hiện tượng quá tải.
Nhận thức và ý thức của người dân trong vấn đề sử dụng điện còn hạn chế như: sử dụng các thiết bị điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ; đấu nối các đường dây dẫn điện chưa đảm bảo, câu móc điện; sử dụng chung một ổ cắm điện cho nhiều thiết bị điện, quên rút phích cắm bàn là, quạt, lò điện khi sử dụng xong ; đặt các thiết bị sử dụng điện có phát nhiệt cao (bàn là, bếp điện, lò nướng) gần vật liệu dễ cháy; ổ cắm, phích cắm, đường dây sử dụng lâu ngày hư hỏng, lão hóa nhưng không được thay thế; …
Ngày nay, hầu hết các hoạt động hàng ngày gắn với việc sử dụng điện. Vì thế, hiện tượng mất an toàn điện cũng rất phổ biến và đa dạng. Để phòng ngừa nguy cơ cháy, nổ do điện, Cảnh sát PC&CC TP khuyến cáo người sử dụng điện phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn điện, chủ động kiểm tra hệ thống điện trong gia đình, hình thành thói quen sử dụng điện an toàn.
Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội có thể cho độc giả báo Kinhte&dothi biết về công tác PC&CC trong năm 2017?
Đồng chí hãy cho biết tình hình cháy trên địa bàn thành phố trong năm 2017? Nguyên nhân cháy do điện chiếm bao nhiêu %?