Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giao thông sau Tết: Lại nóng chuyện “chặt chém”

KTĐT - Trái với những dự báo trước đó, ngày 17/2 tức mùng 8 Tết (ngày nghỉ cuối cùng trong dịp Tết Nguyên đán) lượng người đổ về Hà Nội không đông như mọi năm. Do đó, tình trạng UTGT trên các tuyến đường được giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, thay vào đó tình trạng nhồi nhét khách, "chặt chém"… lại có dấu hiệu tăng.
Áp lực giao thông giảm
 
Theo ghi nhận của chúng tôi trong đầu giờ chiều ngày 17/2, tại một số tuyến đường chính dẫn vào nội đô như Giải Phóng, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển… mật độ các phương tiên tham gia giao thông mặc dù có tăng nhưng vẫn di chuyển dễ dàng.
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc các tuyến đường không xảy ra UTGT như các năm trước là do kỳ nghỉ lễ năm nay kéo dài đến 9 ngày. Vì vậy, để tránh bị nhồi nhét trên những chuyến xe khách, đã có nhiều người dân chủ động đi từ những ngày trước đó. Quan sát tại các ngã tư, nút thường xảy ra xung đột giao thông như Phạm Văn Đồng - Tân Xuân, Phạm Văn Đồng - Trần Cung, Văn Điển - Phan Trọng Tuệ, và trước cổng các khu vực Bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, ở đây, các lực lượng như Thanh tra GTVT, CSGT, CSTT đã có mặt từ sớm để hướng dẫn giao thông.
 
 
Đến cuối giờ chiều ngày 17/2, nhiều đoạn trên đường Giải Phóng rơi vào tình trạng ùn tắc.  Ảnh: Công Trình
 
Do vậy, đã hạn chế được phần nào tình trạng ùn tắc.Tuy nhiên, đến cuối giờ chiều, mật độ phương tiện giao thông tăng đột biến, cộng với việc trời tối nên đã cản trở phần nào việc đi lại của người dân. Theo một chiến sỹ CSGT đội 6, đang trực tại ngã tư Tân Xuân - Phạm Văn Đồng, mật độ phương tiện tại thời điểm này đã tăng gấp 2, gấp  3 lần so với đầu giờ chiều.
 
Do vậy, để rút ngắn thời gian di chuyển cũng như đảm bảo ATGT, người tham gia giao thông nên đi đúng làn đường và tuân thủ theo sự hướng dẫn của các lực lượng chức năng.
 
Xe khách, taxi đua nhau “chặt chém”
 
Tại các bến xe lớn như Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình dù lượng người đổ về đông nhưng do có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị xe buýt để giải tỏa khách nên không xảy ra tình trạng ùn tắc. Tuy nhiên, quan sát các xe về bến, có rất nhiều xe nhồi nhét khách.
 
Thậm chí, khi được hỏi đa số hành khách cho biết, họ vẫn bị thu tiền vé quá giá quy định nhiều lần. Vừa bước xuống xe, lỉnh kỉnh với mấy túi đồ ngồi chờ xe buýt trước cổng Bến xe Mỹ Đình, chị Trịnh Thị Thúy, đi xe tuyến từ Quan Hóa, Thanh Hóa ra Hà Nội cho biết: "Ngày thường, tôi đi xe Hoàng Phương từ Quan Hóa ra Bến xe Mỹ Đình giá vé là 100.000 đồng, hôm nay phụ xe đòi 170.000 đồng mới cho lên. Khi xe đi đến địa phận huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) chủ xe đã yêu cầu hành khách xuống xe chuyển sang xe khác. Xe 45 chỗ mà chủ xe nhét đến gần 80 người. Vậy mà, trong suốt hành trình từ Thạch Thành ra đến Mỹ Đình xe không hề bị lực lượng làm nhiệm vụ trên đường kiểm tra".
 
Xe khách đã vậy, khi xuống xe hành khách lại tiếp tục phải đối mặt với việc làm giá của đội ngũ xe ôm, taxi. So với những ngày bình thường giá xe ôm ngày 17/2 tại các bến xe cao hơn khoảng 20.000 - 30.000 đồng/chuyến. Đối với taxi, các lái xe đua nhau áp đặt giá, cao hơn so với tính bằng đồng hồ từ 50.000 - 70.000 đồng/chuyến. Anh Nguyễn Văn Ba, quê Ba Bể, Bắc Kạn cho biết: "Ngày bình thường đi taxi từ Bến xe Mỹ Đình đến phố Triều Khúc đắt lắm cũng chỉ 80.000 đồng. Vậy mà, lấy lý do là Tết, lái xe taxi đòi 150.000 đồng mới chịu đi".

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ