Kinhtedothi – Sáng nay (17/7) các hãng tàu, phà tuyến Phú Quốc – Rạch Giá và ngược lại phát đi thông báo tới các đại lý vé, khách hàng: do ảnh hưởng thời tiết xấu, cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang không cấp phép hoạt động. Tuyến Hà Tiên – Phú Quốc hoạt động bình thường.
Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: dự báo thời tiết hôm nay, khu vực Bắc, Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Cà Mau đến Kiên Giang có mưa rào và dông.
Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận, vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; biển động. Sóng biển cao từ 2,0-3,0m.
Ngày và đêm 17/7 ở vùng biển từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau, vùng biển phía Tây Nam của khu vực Giữa Biển Đông có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; sóng biển cao 2,0-3,0m; biển động.
Khu vực Bắc, Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang có mưa rào và dông mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
Tàu, phà tuyến Phú Quốc - Hà Tiên vẫn hoạt động bình thường. ảnh Hồng Lĩnh.
Nhiều hành khách khá bất ngờ vì tàu, phà cao tốc ra Phú Quốc ngừng chạy, bởi mới trưa hôm qua cơ quan chức năng đã cho hoạt động trở lại bình thường. Trong ngày hôm qua, hơn 700 du khách kẹt lại 3 ngày trên đảo Nam Du (huyện KIên Hải) do thời tiết xấu đã được đưa vào đất liền.
Kinhtedothi - Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã gây mưa to, gió lớn trong mấy ngày qua trên diện rộng. Gió cấp 7, giật cấp 8, sóng đánh cao từ 2-3m đã buộc các tàu, phà ra vào đảo Phú Quốc phải ngừng hoạt động. Hàng ngàn người dân và du khách mắc kẹt trên đảo.
Kinhtedothi - Trưa ngày 16/7, ông Võ Minh Tuấn - Phó Giám đốc Cảng vụ Kiên Giang cho biết: sóng trên vùng biển Kiên Giang đã hạ nhiệt, từ cấp 7-8 trong mấy ngày qua hiện chỉ còn cấp 5-6. Theo đó, tàu, phà cao tốc các tuyến ra vào Phú Quốc đã hoạt động trở lại bình thường.
Kinhtedothi - Xúc động, biết ơn, thiêng liêng và tự hào là cảm xúc của những người dân Hà Nội trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đặc biệt khi được xem truyền hình trực tiếp buổi lễ diễu binh, diễu hành sáng 30/4, để từ đó, càng cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị của độc lập, tự do.
Kinhtedothi - Sáng 30/4, trong không khí tưng bừng, phấn khởi, rực rỡ cờ hoa của Lễ Kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tại tuyến đường Lê Duẩn (Quận 1) và một số tuyến đường trung tâm ở TP Hồ Chí Minh, đông đảo cán bộ, chiến sỹ, đồng bào cùng các tầng lớp Nhân dân đã tề tựu chào mừng Lễ Kỷ niệm. Sự kiện cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế.
Trưa 30/4/1975, chiếc xe tăng mang số hiệu 390 đã húc đổ cánh cổng sắt của Dinh Độc Lập. Hình ảnh ấy đã trở thành một trong những khoảnh khắc thiêng liêng và hào hùng nhất của lịch sử Việt Nam. Người cầm lái chiếc xe tăng ấy là ông Nguyễn Văn Tập - một người con của quê hương Gia Lộc (tỉnh Hải Dương).
Kinhtedothi - Là một trong 50 cá nhân tiêu biểu của TP Hồ Chí Minh có tên trong danh sách bình chọn dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực sự niềm vinh dự đối với TS Lương Bạch Vân sau những tháng năm cống hiến cho ngành vật liệu nhựa và công tác kết nối kiều bào. Đây là sự ghi nhận đóng góp không mệt mỏi cho đất nước sau gần 50 năm kể từ ngày bà cùng gia đình trở về từ Paris (Pháp).
Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.