Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giữ cơ chế để Hà Nội tạo thêm nhiều nguồn lực phát triển

Kinhtedothi - Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), việc giữ lại ngân sách để Hà Nội đầu tư cho nhiều công trình hạ tầng quan trọng, đặc biệt hỗ trợ cho việc di dời các cơ quan, đơn vị. Đây là cơ chế để Hà Nội tạo thêm nhiều nguồn lực phát triển.

Chiều 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Chủ trì phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội có Tổng Bí thư Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.

Phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội chiều 17/5. Ảnh: Như Ý

Tăng cường vai trò của địa phương trong việc tự chủ tạo ra nguồn lực

Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) quan tâm đến dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) và nhất trí với báo cáo thẩm tra với mong muốn tăng cường vai trò của địa phương trong việc tự chủ tạo ra nguồn lực của mình, không trông chờ vào ngân sách Trung ương.

Theo đại biểu, Hà Nội đã có Luật Thủ đô năm 2024 với nhiều cơ chế, chính sách để có thêm nhiều nguồn lực phát triển. Trong Luật Thủ đô ghi rõ, sau này những luật khác ban hành nếu có điều khoản nào trái sẽ căn cứ theo Luật Thủ đô. Tuy nhiên, trong Dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) dự kiến bỏ khoản 7, Điều 34 của Luật Thủ đô. Khoản 7 này nêu rõ: “Ngân sách TP được giữ lại toàn bộ phần ngân sách Trung ương được hưởng theo tỷ lệ phân chia các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của TP để tập trung tạo nguồn lực ưu tiên hỗ trợ di dời các cơ quan, đơn vị, cơ sở thuộc danh mục phải di dời quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này và hỗ trợ thực hiện các dự án trọng điểm của Thủ đô”.

Từ phân tích trên, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, việc bỏ điều khoản này phải cân nhắc vì những đặc thù về vị trí địa chính trị của Thủ đô Hà Nội. Việc giữ lại ngân sách trên để Hà Nội đầu tư cho nhiều công trình hạ tầng quan trọng, đặc biệt hỗ trợ cho việc di dời các cơ quan, đơn vị theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Đây là cơ chế để Hà Nội tạo thêm nhiều nguồn lực phát triển.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) thảo luận tại tổ. Ảnh: Như Ý

Về các khoản thu phân chia và tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (Khoản 2 Điều 35), đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Trung (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái) cho biết, so với quy định của Luật hiện hành, dự thảo Luật thay đổi phương thức phân chia nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

Trong đó, bỏ thời kỳ ổn định ngân sách (bao gồm thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong thời gian 5 năm, trùng với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm hoặc theo quyết định của Quốc hội).

Đại biểu thống nhất với ý kiến của Ủy ban Kinh tế và Tài chính theo phương án 2, khi xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm sẽ trình Quốc hội xác định cụ thể tỷ lệ phân chia, số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

“Quy định như vậy đảm bảo với việc bỏ thời kỳ ổn định ngân sách như luật hiện hành, phù hợp với nguyên tắc tại khoản 7 Điều 9, xác định được số bổ sung cân đối của ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương căn cứ theo tình hình thực tế và thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương” - đại biểu Nguyễn Thành Trung nêu quan điểm.

Đại biểu Quốc hội Hà Đức Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai) góp ý quy định về nguồn thu của ngân sách Trung ương. Ảnh: Như Ý

Góp ý quy định về nguồn thu của ngân sách Trung ương, đại biểu Quốc hội Hà Đức Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai) cũng bày tỏ tán thành với phương án 2 do có tính linh hoạt cao hơn, cho phép điều chỉnh phân chia nguồn thu phù hợp với biến động thực tiễn về thu - chi ngân sách Nhà nước, đồng thời phản ánh các thay đổi về cơ cấu nguồn thu theo xu hướng hiện đại. Theo đại biểu, việc giao Chính phủ xây dựng phương án tỷ lệ cụ thể trình Quốc hội quyết định là cần thiết để nâng cao tính chủ động, thích ứng với đặc điểm từng địa phương trong từng giai đoạn.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và ổn định của hệ thống ngân sách, đại biểu Hà Đức Minh đề nghị bổ sung vào phương án 2 ràng buộc pháp lý cụ thể nhằm tránh làm suy giảm vai trò quyết định của Quốc hội.

Gỡ vướng về quốc tịch

Thảo luận tại tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh) nhấn mạnh sự cấp thiết của việc sửa đổi Luật. Điều này mở ra hướng giải quyết những vướng mắc đang tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về quốc tịch. Trong đó, tập trung sửa đổi các quy định liên quan đến nhập, thôi, trở lại quốc tịch và những hệ lụy pháp lý phát sinh.

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ đề nghị cần bổ sung các đánh giá chi tiết về tính tương thích, sự đồng bộ của quy định về nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Mặt khác, cần quy định rõ các nội dung cơ bản liên quan đến việc xác định nghĩa vụ của công dân Việt Nam khi đồng thời mang quốc tịch nước ngoài.

Ngoài ra, trong các lĩnh vực như đầu tư, ngân hàng, thuế..., cũng có thể xảy ra tình trạng tương tự nếu công dân Việt Nam sử dụng hộ chiếu nước ngoài để đăng ký thực hiện các thủ tục. Do vậy, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định về cơ chế giải quyết các vấn đề phát sinh, tác động tiêu cực đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia, quản lý công dân, vấn đề xung đột pháp lý và xử lý vi phạm đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) thảo luận tại tổ. Ảnh: Như Ý

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho rằng, việc sửa đổi Luật Quốc tịch Việt Nam là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đại biểu góp ý về quy định tại Khoản 3 Điều 19 và Khoản 3 Điều 21 của Dự thảo Luật, liên quan đến việc cho phép người xin nhập quốc tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài. Việc thừa nhận nguyên tắc đa quốc tịch là bước tiến phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và thông lệ pháp lý của nhiều quốc gia phát triển.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng dự thảo hiện vẫn còn thiếu một nội dung rất quan trọng quy định về bảo hộ công dân trong trường hợp đa quốc tịch. Thực tiễn quốc tế đã ghi nhận nhiều trường hợp xung đột ngoại giao phát sinh khi một công dân mang nhiều quốc tịch gặp vấn đề pháp lý ở nước thứ ba – lúc này có nhiều quốc gia cùng tuyên bố quyền bảo hộ, hoặc không quốc gia nào đứng ra bảo hộ vì không xác định được quốc tịch “hiệu lực” tại thời điểm đó.

“Dự thảo cần bổ sung nguyên tắc về xác định quốc tịch hiệu lực trong trường hợp đa quốc tịch, làm cơ sở để Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo hộ công dân khi họ sinh sống, làm việc hoặc gặp rủi ro pháp lý ở nước ngoài”, đại biểu Trần Thị Nhị Hà kiến nghị. 

Đại biểu Quốc hội: thận trọng khi xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản

Đại biểu Quốc hội: thận trọng khi xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản

Quốc hội thông qua các chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

Quốc hội thông qua các chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tổng Bí thư Tô Lâm: phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ

Tổng Bí thư Tô Lâm: phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy quản lý sang phục vụ

17 May, 07:37 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/5, thảo luận tại tổ 1 (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, thể chế pháp luật là động lực, nền tảng cho sự phát triển của đất nước, vì thế mọi người đều phải sống theo Hiến pháp và pháp luật; đó là lý do vì sao các kỳ họp của Quốc hội thời gian gần đây dành nhiều thời gian để sửa đổi các quy định pháp luật.

Cà Mau khởi công dự án nhà ở xã hội 945 căn

Cà Mau khởi công dự án nhà ở xã hội 945 căn

17 May, 04:25 PM

Kinhtedothi – Cà Mau vừa khởi công dự án nhà ở xã hội với quy mô gần 1.000 căn nhà liền kề tại phường 9, TP Cà Mau. Đây là một trong những dự án quan trọng góp phần hiện thực hóa chỉ tiêu phát triển 2.900 căn nhà ở xã hội của tỉnh này.

Thủ tướng Chính phủ: Cương quyết cắt bỏ các thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ: Cương quyết cắt bỏ các thủ tục rườm rà, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp

17 May, 04:25 PM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số phải gắn với đơn giản hóa và cương quyết cắt bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phiền hà, bỏ cơ chế xin cho, giảm thời gian, chi phí, tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp; lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực phát triển đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động nguồn lực; người đứng đầu phải sát việc, quyết liệt, trăn trở với công việc, lãnh đạo chỉ đạo, điều hành và triển khai phải thần tốc, táo bạo, hiệu quả hơn nữa, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý những vướng mắc, những vấn đề phát sinh.

Kết nối, thúc đẩy phát triển văn hóa - du lịch - thương mại tỉnh Lâm Đồng

Kết nối, thúc đẩy phát triển văn hóa - du lịch - thương mại tỉnh Lâm Đồng

17 May, 01:30 PM

Kinhtedothi - Sáng 17/5, tại Hà Nội, diễn đàn Kết nối “Văn hóa - Du lịch - Thương mại” tỉnh Lâm Đồng năm 2025 đã được tổ chức. Diễn dàn là một phần trong chuỗi các sự kiện Ngày văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội (từ ngày 16 - 18/5/2025), cũng là một bước đi chiến lược, thể hiện tầm nhìn và khát vọng kết nối - lan tỏa của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ