Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hội Nông dân Hà Nội và Agribank

Giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng an toàn

Kinhtedothi - Thông qua các cấp Hội Nông dân TP Hà Nội, nguồn vốn tín dụng của Agribank đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng chục ngàn lượt hộ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Sáng 11/5, Hội Nông dân TP và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban giữa Hội Nông dân TP Hà Nội với các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank).

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ánh Ngọc

Hàng chục ngàn hộ nông dân được vay vốn ưu đãi

Thông tin về kết quả thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân TP Hà Nội Dương Thị Hằng cho biết, trong công tác cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, thông qua các văn bản thỏa thuận liên ngành giữa Hội Nông dân TP với Agribank.

Nhờ sự hoạt động hiệu quả của các tổ trưởng tổ vay vốn, nhiều hộ gia đình đã được vay vốn lên đến 200 triệu đồng không cần phải giao dịch đảm bảo, điều này làm tiết kiệm chi phí, rút ngắn thủ tục hành chính và thời gian của người vay. Nhu cầu vay vốn có thể giải quyết trong ngày, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, thời gian nhanh, đẩy lùi tình trạng tín dụng đen tại thị trường nông thôn.

Lễ ký kết thỏa thuận giữa Hội Nông dân Hà Nội với các Agribank chi nhánh: Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm. Ảnh: Ánh Ngọc 

Trong quý I/2022, Hội Nông dân các cấp đã bám sát mục tiêu nhiệm vụ, chương trình công tác và những văn bản đã ký kết, phối hợp triển khai cho vay kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Tính đến ngày 31/3/2022, tổng dư nợ trên địa bàn TP đạt trên 1.200 tỷ đồng, tăng hơn 6,2 tỷ đồng (so với 31/12/2021) với 1.128 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 14.428 hộ vay. Một số huyện có dư nợ đạt cao như: Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Oai… tạo nguồn vốn cho hội viên nông dân phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, công tác củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ vay vốn được các cấp Hội quan tâm. Từ nguồn vốn tín chấp với ngân hàng Agribank đã tạo điều kiện cho hàng chục ngàn lượt hộ nông dân phát triển sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Đánh giá hiệu quả của công tác phối hợp, ông Phạm Tiến Trình - Trưởng Ban Tín dụng Agribank Việt Nam cho hay, hiện tỷ trọng cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 70% nguồn vốn của ngân hàng. Thông qua việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank ngày càng nâng cao giá trị thương hiệu, hình ảnh của Agribank đến cộng đồng xã hội.

Đặc biệt, việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho tổ viên vay vốn đã giúp Agribank chuyển tải vốn nhanh, hạn chế tình trạng quá tải đối với cán bộ tín dụng, cán bộ giao dịch, từ đó chất lượng phục vụ được nâng lên.

Rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội

Tại hội nghị giao ban, đại diện Hội Nông dân TP và các huyện, đại diện các chi nhánh Agribank đã thắng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động phối hợp thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Lễ ký kết thỏa thuận giữa Hội Nông dân Hà Nội với các Agribank chi nhánh: Hà Tây, Hà Tây 1, Tây Đô, Đông Anh. Ảnh: Ánh Ngọc

Cụ thể là, dư nợ thông qua các tổ vay vốn còn thấp, vẫn còn phát sinh nợ xấu. Mặc dù có xây dựng được tổ mới nhưng chưa phát triển được nhiều tổ viên; chưa hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác phối hợp kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chất lượng còn hạn chế. Việc kiểm tra, giám sát của Hội cấp xã sau khi giải ngân hiệu quả chưa cao.

Đáng nói, nguồn vốn tín dụng cho vay qua tổ vay vốn mới tập trung cho các hộ gia đình sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, cho vay mô hình ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế. Các khoản vay không bảo đảm tài sản qua tổ chức Hội mức vay và dư nợ còn thấp.

Trong khi đó, đội ngũ cán bộ Hội ở cơ sở thường xuyên thay đổi, dẫn đến công tác phối hợp gặp một số khó khăn do cán bộ mới chưa nắm bắt được sự phối hợp với Agribank và các cấp Hội, chưa nắm được quy trình vay vốn qua các cấp Hội.

Nhằm tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận nguồn vốn nhanh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Vì kiến nghị, Agribank tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục tín dụng, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay. Cùng với đó, phát triển mô hình ngân hàng lưu động ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, ở cơ sở, tạo điều kiện cho người dân thuận tiện hơn trong việc tiếp cận vốn và các dịch vụ khác của Agribank.

Còn theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Xuyên Phạm Văn Hùng, Agribank cần tăng cường phối hợp các cấp Hội mở lớp tập huấn để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Hội, tổ trưởng tổ vay vốn để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn vốn vay.

 

Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận giữa Hội Nông dân TP Hà Nội với 8 chi nhánh Agribank, gồm: Hà Tây, Hà Tây 1, Tây Đô, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Trì và Gia Lâm.

Đưa ra giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của hội viên nông dân trong việc vay vốn, ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội cho rằng, Agribank cần đẩy nhanh tiến độ ký kết chương trình cho vay vốn qua tổ nhóm tới 100% huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội Nông dân TP trong việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn được cung ứng kịp thời và phát huy hiệu quả cao nhất.

 

Hội Nông dân TP sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc Hội Nông dân các huyện, thị xã thực hiện tốt vai trò quản lý nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là lưu giữ đầy đủ, theo dõi, cập nhật kịp thời hồ sơ liên quan đến nguồn vốn tín dụng. Điều này góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ các hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích.

Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Phạm Hải Hoa

Hội Nông dân Hà Nội mang Tết đến với người nghèo

Hội Nông dân Hà Nội mang Tết đến với người nghèo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ