Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gỡ khó cho Quỹ Khuyến nông Hà Nội

Kinhtedothi - Những năm qua, Quỹ Khuyến nông (QKN) Hà Nội đã giải ngân kịp thời giúp hàng nghìn hộ dân phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu.

Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả vận hành, quản lý, sử dụng, QKN cần sớm được tháo gỡ một số khó khăn, hạn chế.

Hỗ trợ nông dân tối đa

Nhằm hỗ trợ tối đa cho nông dân và nâng cao hiệu quả đồng vốn vay, Tiểu ban quản lý QKN các huyện, thị xã kiểm tra sát sao hoạt động sản xuất, sử dụng vốn vay QKN của các hộ vay vốn trên địa bàn. Qua đó, kịp thời phát hiện những tồn tại, khó khăn trong sản xuất, sử dụng vốn vay của các hộ. Đồng thời, chủ động phối hợp với chính quyền cơ sở có các biện pháp đôn đốc, hướng dẫn các hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.

Giải ngân vốn vay Quỹ Khuyến nông Hà Nội cho các hộ sản xuất trên địa bàn huyện Quốc Oai, tháng 5/2023. Ảnh: Ngọc Ánh

Đơn cử, năm 2019, nhiều hộ chăn nuôi bị thiệt hại do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi và trong 2 năm (2020, 2021), diễn biến thời tiết phức tạp, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các hộ vay vốn phát triển sản xuất. Bám sát tình hình thực tế, nắm bắt nguyện vọng của người vay, các Tiểu ban quản lý đã kịp thời tư vấn cho các hộ điều chỉnh phương án sản xuất phù hợp để sớm khôi phục sản xuất.

Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thanh Oai Nguyễn Văn Khiêm cho biết, trên địa bàn huyện đang có 30 hộ vay phát triển sản xuất. Hầu hết, các hộ đều làm ăn hiệu quả, trả lãi cũng như gốc đúng hạn, nâng cao thu nhập hơn so với trước. Tuy nhiên, do quy định chỉ cho vay với phần vốn lưu động (giống, thức ăn, vật tư, máy móc), không cho vay phát triển cơ sở hạ tầng nên chủ yếu là các hộ vay để chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Hiện, không có hộ nào trồng trọt ứng dụng công nghệ cao vay vốn QKN vì hạn mức loại này cho phần vốn lưu động rất thấp so với sự đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Theo ông Nguyễn Văn Khiêm, nếu khắc phục được điều này thì QKN sẽ mở rộng được đối tượng hưởng lợi hơn nữa.

Nhiều khó khăn cần sớm được tháo gỡ

Trưởng phòng Quản lý QKN (Trung tâm Khuyến nông Hà Nội) Nguyễn Duy Nam cho biết, thực tế, quá trình vận hành, quản lý, sử dụng QKN đang tồn tại những hạn chế nhất định. Do quy trình xử lý hồ sơ vay vốn phải thực hiện nhiều bước thủ tục, thời gian hoàn thiện hồ sơ thế chấp tài sản của một số hộ dân kéo dài nên ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Mặt khác, một số Tiểu ban QKN chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu về QKN, đặc biệt là nguồn vốn cho vay cơ giới hóa. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát của một số tiểu ban còn chưa quyết liệt, chưa lồng ghép phối hợp với nhiều nội dung khi làm việc với cơ sở. Nghiệp vụ tín dụng của một số cán bộ chuyên quản lý QKN còn hạn chế nên ảnh hưởng đến kết quả giải ngân, thu hồi vốn.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Đoàn Đức Dân, những năm gần đây, diễn biến thời tiết phức tạp, dịch Covid-19 hoành hành đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các hộ vay vốn phát triển sản xuất.

Trong khi đó, nhiều hộ đang gặp vướng mắc trong khâu thế chấp tài sản để vay vốn do khung giá đất thổ cư rất thấp, thậm chí có hộ phải thế chấp tới 2 mảnh đất mới đáp ứng yêu cầu được vay. Đáng nói, trong tình hình mới, đối tượng có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất rất đa dạng, nhiều ngành nghề sử dụng lao động nông thôn chưa có điều kiện để vay vốn QKN do không nằm trong nhóm đối tượng được vay theo quy định. Đây là những khó khăn đối với hoạt động của QKN cần sớm được tháo gỡ.

 

Trong 9 tháng năm 2023, qua công tác kiểm tra, Hội đồng thẩm định cấp TP đã đồng ý gia hạn 1 trường hợp vay vốn với số tiền vay 350 triệu đồng, thời gian gia hạn 12 tháng tại huyện Thường Tín do gặp khó khăn trong sản xuất. Tổ chức giải ngân vùng sản xuất tập trung tại huyện Quốc Oai cho 14 hộ vay vốn với số tiền hơn 5,64 tỷ đồng.

Làm giàu từ đồng vốn Quỹ khuyến nông

Làm giàu từ đồng vốn Quỹ khuyến nông

Quỹ Khuyến nông Hà Nội: Điểm tựa cho nông dân làm giàu

Quỹ Khuyến nông Hà Nội: Điểm tựa cho nông dân làm giàu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ