Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gỡ nút thắt phát triển thị trường trung tâm dữ liệu

Kinhtedothi - Mặc dù nhiều dư địa phát triển, được đánh giá có tiềm năng tỷ đô, nhưng thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng và gặp nhiều thách thức. Việc khai thác thị trường tiềm năng này đặt ra nhiều thách thức cho các nhà cung cấp trong nước.

Dư địa khai thác lớn

Châu Á đang nổi lên như một “điểm nóng” toàn cầu về hạ tầng dữ liệu và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Báo cáo của Research and Markets định giá thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam đạt 654 triệu USD vào năm 2024 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 17,93% để đạt quy mô 1,75 tỷ USD vào năm 2030.

Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam đang có những dấu hiệu khởi sắc khi mà trong lần lượt các DN lớn ngành viễn thông đều cho ra đời những trung tâm dữ liệu “Make in Vietnam”.

Hiện nay, các công ty lớn trong ngành công nghệ và viễn thông đang chiếm lĩnh thị phần trung tâm dữ liệu tại Việt Nam như: Viettel, VNG, VNPT, CMC Telecom và FPT Telecom (chiếm khoảng 70% thị phần về số lượng trung tâm dữ liệu).

Phối cảnh trung tâm dữ liệu của Viettel.

Việt Nam hiện đang ở trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Các khoản đầu tư vào trung tâm dữ liệu và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của các DN lớn như Nvidia, Google, Apple, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành này trong những năm tới. Ngoài ra, sự gia tăng mạnh mẽ trong nhu cầu về AI và dịch vụ đám mây sẽ là động lực chính giúp Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường trung tâm dữ liệu và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước.

Mặc dù quy mô thị trường hiện vẫn nhỏ hơn nhiều so với các nước trong khu vực nhưng Việt Nam đang tăng tốc thúc đẩy vị thế và nắm bắt cơ hội từ nhu cầu AI ngày càng tăng. Sự ủng hộ của chính phủ và các khoản đầu tư của các doanh nghiệp vào việc triển khai AI và hạ tầng là những điểm nổi bật trong năm 2024.

Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng thu hút nhiều khoản đầu tư hơn vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu bởi định hướng trở thành trung tâm công nghệ của khu vực, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số cùng với các động lực pháp lý như Luật Viễn thông 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024) nới lỏng các quy định về tỷ lệ sở và đầu tư hữu nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu, Nghị định 53/2022/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật An ninh mạng yêu cầu lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.

CEO Viettel IDC Lê Bá Tân nhìn nhận, quy mô thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam đang ở giai đoạn tăng trưởng tương đối cao, dự báo đạt 630 triệu USD trong năm nay và sẽ chạm mốc 1,1 tỉ USD vào cuối thập kỷ. Một trong lợi thế của Việt Nam là chi phí xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, do đó giá thuê dịch vụ cũng thấp hơn. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam trong bối cảnh làn sóng chuyển dịch dữ liệu và hạ tầng công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ từ các nền kinh tế phát triển sang Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, các quyết sách và chiến lược mạnh mẽ từ Đảng và Chính phủ, là những động lực tiếp sức trong cuộc đua trung tâm dữ liệu của Việt Nam. Đặc biệt, Luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân của Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2025, đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia tiên phong về chính sách dữ liệu.

Giải bài toán về năng lượng tái tạo

Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng, được đánh giá có tiềm năng tỷ đô nhưng thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng và còn những thách thức cần vượt qua, đó là vấn đề về kết nối quốc tế, kết nối cáp quang biển vừa thiếu vừa không ổn định, các quy định pháp lý và thủ tục đất đai còn tương đối phức tạp.

Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Thế Bình chỉ ra, do xuất phát điểm của Việt Nam thấp hơn một số nước ASEAN, quy mô trung tâm dữ liệu còn khiêm tốn, băng thông internet kết nối đi quốc tế còn lớn hơn băng thông internet nội địa cho nên có một tỷ lệ lớn nội dung trên internet được người dùng Việt Nam truy cập nằm ở nước ngoài.

Hiện nay, thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam vẫn do các nhà cung cấp trong nước dẫn dắt. Luật Viễn thông (sửa đổi) 2023 cho phép đầu tư nước ngoài 100% vào các dịch vụ trung tâm dữ liệu, mở ra cơ hội thu hút vốn và đầu tư công nghệ, nhưng đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho các DN trong nước.

CEO Viettel IDC Lê Bá Tân chỉ ra thách thức lớn đặt ra với với Việt Nam là đảm bảo nguồn cung điện ổn định để duy trì hoạt động của các trung tâm dữ liệu, nhất là khi tình trạng mất điện vẫn còn xảy ra, và việc bổ sung công suất điện cần nhiều thời gian.

Hạ tầng kết nối quốc tế của Việt Nam vẫn còn hạn chế so với các nước trong khu vực, gây ảnh hưởng đến độ trễ kết nối. Ông Tân cũng chỉ ra rằng, Việt Nam chưa có sự tham gia đông đảo của cộng đồng công nghệ đầu tư các trung tâm dữ liệu lớn như một số quốc gia khác trong khu vực. Chi phí đầu tư vào máy chủ AI cũng rất lớn, trong khi vòng đời lại ngắn, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn “xanh” ngày càng trở nên quan trọng, khi các khách hàng quốc tế yêu cầu trung tâm dữ liệu phải đạt được các chứng nhận xanh. Mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon liên quan đến hoạt động AI, đặc biệt là đối với các mô hình sản xuất quy mô lớn, tạo ra tác động lớn đến môi trường.

Ngoài ra, các quy định pháp lý và thủ tục hành chính phức tạp cũng là một rào cản lớn. Việc xin các giấy phép cần thiết và điều hướng bối cảnh pháp lý rộng hơn ở Việt Nam có thể gặp nhiều khó khăn.

Phó Giám đốc Bộ phận Dịch vụ công nghiệp (Savills Hà Nội) Thomas Rooney cho rằng, Việt Nam cần có các giải pháp về năng lượng tái tạo, đảm bảo nguồn cung điện ổn định để đáp ứng nhu cầu vận hành của các data center quy mô lớn. Cùng với đó, cần có các chính sách hỗ trợ rõ ràng để tạo điều kiện cho nhà đầu tư phát triển data center AI, như các ưu đãi thuế và đất đai để giảm chi phí đầu tư; thủ tục cấp phép đơn giản, minh bạch giúp doanh nghiệp triển khai dự án nhanh chóng; bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng, đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động data center. Đồng thời, cần phát triển hệ sinh thái AI và nhân lực công nghệ cao.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao qua thương mại điện tử

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao qua thương mại điện tử

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp: vẫn còn nhiều việc cần làm

Thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp: vẫn còn nhiều việc cần làm

05 May, 01:43 PM

Kinhtedothi - Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp dù có sự gia tăng nhưng chưa đạt kỳ vọng. Ngành nông nghiệp đang xây dựng kế hoạch, định hướng nhiều giải pháp để thu hút nguồn vốn FDI, phấn đấu đạt mục tiêu 25 tỷ USD vào năm 2030.

VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

05 May, 10:42 AM

Kinhtedothi - Trải qua 37 năm phát triển, VietinBank đã góp phần tích cực, quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước bối cảnh chuyển đổi số và thách thức toàn cầu, VietinBank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiến tạo tương lai bền vững và phát triển mạnh mẽ.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt kiều: “Cầu nối” đưa hàng Việt ra thế giới

Cộng đồng doanh nghiệp Việt kiều: “Cầu nối” đưa hàng Việt ra thế giới

05 May, 10:32 AM

Kinhtedothi - Cộng đồng doanh nghiệp Việt kiều đang trở thành “cầu nối” kết nối đưa hàng Việt ra thị trường thế giới thông qua hệ thống bán lẻ do bà con đang sở hữu. Đây là khẳng định của các chuyên gia kinh tế khi nói về vai trò của kiều bào trong việc quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam tại thị trường quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ