Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Góc nhìn khác về hàng giả, hàng nhái

Dư luận gần đây dậy sóng những chuyện về thuốc dỏm, sữa giả và kém chất lượng, mỹ phẩm trôi nổi, hàng nhái tràn lan trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử…

Điều này thực ra không có gì mới mẻ, chỉ là mức độ hình như đang nhiều hơn, trên mạng thì chiếm sóng, ngoài chợ cũng chất đống những quần áo, giày dép các nhãn nổi tiếng.

Các ngành chức năng đã vào cuộc và sẽ vào cuộc tích cực hơn trong thời gian tới. Có những kẻ buôn gian, bán lận đã bị bắt, có người đang là quan chức lớn (cục trưởng), người nổi tiếng (hoa hậu)… Số khác bị phạt hành chính với số tiền khá lớn. Nói như thế để hiểu, pháp luật đã thẳng tay trừng trị, không kiêng nể một ai. Thế nhưng tại sao hàng giả, hàng nhái... vẫn xuất hiện tràn lan?

Điều dễ thấy, lâu nay chúng ta thường lên án những kẻ sản xuất, buôn bán, quảng bá và tiếp đất sống cho hàng giả, hàng nhái. Chúng ta đang quên một phía rất quan trọng khác là người tiêu thụ hàng giả, hang nhái. Chúng ta coi người tiêu dùng là nạn nhân. Đúng họ là nạn nhân, nhưng nếu không có họ tiêu thụ hàng giả, hàng nhái (thường là hàng không thuộc về lĩnh vực sức khỏe như thuốc, sữa và thực phẩm chức năng, vì đây là loại hàng ai cũng muốn mua loại tốt, không bị giả - nhái) thì liệu các mặt hàng dỏm, hàng kém chất lượng, hàng nhái có đất để tồn tại không?

Đã có một thời, đi qua các cửa hiệu photocopy ở các cổng trường đại học, thấy bán rất nhiều bản sách phô tô, lý do là sách bản gốc rất đắt còn bản sao giá rẻ phù hợp với túi tiền của sinh viên. Điều này vô hình trung khuyến khích người tiêu dùng tuổi còn trẻ (sinh viên) coi việc tiêu thụ hàng giả là bình thường. Họ không biết rằng họ đang nhiễm văn hóa tiêu thụ hàng giả từ rất sớm.

Vào cửa hàng sách lớn, người mua không khó để mua được sách quý giá rẻ, nhưng nhìn kỹ đó là bản in xấu vì in lậu, sao chép từ sách gốc…

Rồi việc cha mẹ vô tư mua cho con cái quần áo, giày dép, kính mát… các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới chỉ với giá rẻ cũng khiến con cái coi việc mua và dùng hàng nhái là điều bình thường, không trái với đạo đức, cũng không phương hại gì đến nền kinh tế nói chung, các nhà sản xuất chân chính nói riêng.

Mỗi thứ một ít, lâu dần việc người tiêu dùng coi tiêu thụ hàng giả, hàng nhái là điều bình thường không có gì phải e ngại. Họ chỉ coi mình là nạn nhân khi cầm tiền mua hàng thật giá thường cao hơn hàng giả nhưng bị lừa mua thành hàng dỏm. Nhưng đây có phải điều bình thường không?

Đa số người tiêu dùng chọn hàng nhái, hàng dỏm để mua, vì họ biết họ đang mua thứ gì, giá trị thật ra sao. Do đó, những người này không phải là nạn nhân, mà đang tiếp sức cho hàng giả, hàng nhái có đất sống.

Không phải vô lý, khi nhiều nước phát triển trên thế giới đang phạt những người mua và dùng hàng giả, hàng nhái rất nặng. Các nước này bảo vệ sự lành mạnh của thị trường bằng nhiều cách, ngoài việc phạt rất nặng kẻ sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, còn buộc người tiêu dùng có ý thức mua hàng thật. Trừ phi người tiêu dùng bị lừa (mua hàng với số tiền của hàng thật theo giá chung của thị trường), còn mua hàng dỏm mang nhãn hiệu lớn với giá rẻ thì sẽ bị phạt.

Cũng đã đến lúc đông đảo người dân cùng chung tay xây dựng văn hóa tiêu dùng: mua và ủng hộ hàng thật, tẩy chay hàng giả, hàng nhái.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm an toàn hạ du khi thuỷ điện đồng loạt xả lũ

Bảo đảm an toàn hạ du khi thuỷ điện đồng loạt xả lũ

16 Jul, 11:10 AM

Kinhtedothi - Việc thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang đồng loạt mở các cửa xả khiến mực nước trên hệ thống sông Hồng lên nhanh. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang chỉ đạo các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) tập trung ứng phó nhằm bảo đảm an toàn vùng hạ du.

Sơn La: đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tạo bứt phá thu hút đầu tư

Sơn La: đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, tạo bứt phá thu hút đầu tư

16 Jul, 10:39 AM

Kinhtedothi - Tập trung cải thiện hạ tầng, logistics, cải cách hành chính và đồng hành cùng doanh nghiệp là những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Sơn La trong năm 2025, hướng tới xây dựng trung tâm nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp chế biến khu vực Tây Bắc.

Triển vọng thị trường chứng khoán nửa cuối năm lạc quan

Triển vọng thị trường chứng khoán nửa cuối năm lạc quan

16 Jul, 09:45 AM

Kinhtedothi – Sau nửa đầu năm 2025 khởi sắc, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong nửa cuối năm nhờ khả năng nâng hạng thị trường, cùng với các động lực thể chế và cải cách sâu rộng tiếp tục tạo dư địa cho thị trường phát triển ổn định, bền vững.

Hà Nội tổ chức 17 sự kiện trong khuôn khổ Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội tổ chức 17 sự kiện trong khuôn khổ Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

16 Jul, 09:42 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội sẽ phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai 11 sự kiện chính và 6 sự kiện bên lề tại Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Chuỗi hoạt động dự kiến có sự tham gia của các doanh nghiệp, làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi tiêu biểu trong nước và quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ