Google phát triển AI mang tính đột phá giúp giao tiếp với cá heo
Kinhtedothi - Trong một bước tiến đáng kinh ngạc về trí tuệ nhân tạo và sinh học biển, Google đã hợp tác với các nhà khoa học để tạo ra DolphinGemma – mô hình AI đầu tiên trên thế giới được thiết kế đặc biệt để giải mã và tương tác với ngôn ngữ của cá heo.
Nền tảng của DolphinGemma bắt nguồn từ Dự án Cá heo Hoang dã (WDP), tổ chức đã dành hơn 4 thập kỷ nghiên cứu một đàn cá heo đốm Đại Tây Dương ở Bahamas. Bằng phương pháp quan sát không xâm lấn, WDP đã xây dựng kho dữ liệu đồ sộ ghi lại các âm thanh và hành vi của đàn cá heo trong suốt 41 năm, từ tiếng huýt sáo đặc trưng như "tên riêng" đến những âm thanh phức tạp trong tán tỉnh hoặc xung đột. Đây chính là "mỏ vàng" để Google đào tạo AI, tương tự cách ChatGPT học từ ngôn ngữ con người.

Với DolphinGemma, Google hứa hẹn mở ra kỷ nguyên mới trong nghiên cứu giao tiếp liên loài, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa con người và đại dương. Hình minh họa: Encrypt
Với kiến trúc 400 triệu tham số tối ưu cho điện thoại Pixel, DolphinGemma hoạt động như một mô hình "âm thanh vào – âm thanh ra". Mô hình phân tích chuỗi tiếng kêu của cá heo, dự đoán âm thanh tiếp theo, và thậm chí tạo ra phản hồi giống cá heo. Công nghệ SoundStream của Google giúp mã hóa âm thanh thành dữ liệu số, cho phép AI nhận diện các mẫu ẩn trong giao tiếp – bước đầu tiên để thiết lập "từ vựng chung" giữa hai loài.
Bổ sung cho hệ thống DolphinGemma là thiết bị mang tên CHAT (viết tắt của Cetacean Hearing Augmentation Telemetry – Hệ thống đo từ xa tăng cường thính giác cho các loài thuộc bộ cá voi). Đây là một máy tính dưới nước, sử dụng điện thoại Pixel để kết nối và truyền tải âm thanh tổng hợp gắn liền với các vật thể yêu thích của cá heo, như rong biển hoặc khăn quàng. Khi cá heo bắt chước âm thanh đã được gán, nhà nghiên cứu sẽ cung cấp vật thể tương ứng, tạo ra một hình thức giao tiếp hai chiều đơn giản giữa con người và cá thể cá heo. Phiên bản CHAT hiện tại dự kiến sẽ được nâng cấp lên điện thoại Pixel 9 trong năm nay, giúp hệ thống có khả năng xử lý song song các mô hình AI và thuật toán phức tạp hơn.
ĐỌC NGAY: Ứng dụng AI và dữ liệu lớn trong giám sát và dự báo ô nhiễm không khí
Google dự kiến phát hành DolphinGemma dưới dạng mã nguồn mở vào mùa Hè 2025, mở đường cho ứng dụng với cá heo cùng các loài động vật có vú dưới đại dương khác. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh tính thận trọng khi tương tác với cá heo hoang dã, tránh làm xáo trộn đời sống tự nhiên của chúng.
Dù chưa thể dịch trọn vẹn "bài diễn thuyết TED của cá heo", DolphinGemma đánh dấu bước nhảy vọt trong nỗ lực giải mã ngôn ngữ động vật. Như Google chia sẻ: "Chúng ta không chỉ lắng nghe – mà đang bắt đầu hiểu", với sự kết hợp giữa AI, dữ liệu đa thế hệ và công nghệ di động, ranh giới ngôn ngữ giữa các loài có thể trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết.

Công ty Trung Quốc ra mắt trợ lý AI mới mạnh ngang DeepSeek
Kinhtedothi - Công ty khởi nghiệp Zhipu AI ra mắt một trợ lý AI miễn phí mới, hướng đến tham gia vào làn sóng công nghệ đầy cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.

Tương lai của Meta đi về đâu khi mất đi "bộ não" mảng AI?
Kinhtedothi - Bà Joelle Pineau, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu AI của Meta, sẽ rời công ty vào cuối tháng 5, đúng thời điểm tập đoàn đang bước vào giai đoạn tăng tốc trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo.

Amazon vạch lộ trình AI để duy trì lợi thế cạnh tranh toàn cầu
Kinhtedothi - Giám đốc điều hành Amazon ông Andy Jassy khẳng định việc rót hàng tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo là chiến lược sống còn giúp tập đoàn duy trì vị thế trên thị trường công nghệ đang ngày càng cạnh tranh.