GS Hồ Ngọc Đại: “Việc ai người đó làm”

Lưu Ly
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -Trả lời phóng viên Kinh tế & Đô thị, GS Hồ Ngọc Đại khẳng định, tuy không tham gia vào đơn kiến nghị của Trung tâm Công nghệ giáo dục (CNGD) nhưng cùng quan điểm như lá đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Người đứng tên ký cả 2 lá đơn kiến nghị này là PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào. PGS Hào từng là cán bộ đại diện Trung tâm CNGD và cựu Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT.

GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng trước lá đơn kiến nghị của Trung tâm CNGD gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: Lưu Ly

GS Hồ Ngọc Đại khẳn định, dù không tham gia nhưng 2 lá đơn kiến nghị đó đúng ý của ông. SGK cũ hoàn toàn theo truyền thống, còn bộ SGK mới theo một lý thuyết, kỹ thuật và công nghệ thực thi SGK (gồm cách viết SGK và cách dùng SGK).

 SGK cũ không vừa tầm với những trẻ em hiện đại. Tuy bộ SGK bị loại từ vòng thẩm định nhưng GS Đại kiên quyết không sửa câu chữ nào vì ông đã trau chuốt cẩn thận.

“Bộ SGK CNGD là tâm huyết 40 năm của tôi. Trải qua nhiều thăng trầm, tôi chỉ dành để nghiên cứu về tiểu học. Theo đó, tiểu học là nền tảng của đời người và bộ sách là sản phẩm khoa học duy nhất đến thời điểm hiện tại” - GS Đại cho hay.

Trước đó, tập thể, cán bộ Trung tâm CNGD đã gửi kiến nghị tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng GD&ĐT về việc SGK CNGD bị loại. Cụ thể, trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng, tập thể, cán bộ Trung tâm CNGD cho biết, Bộ GD&ĐT đã tổ chức thẩm định SGK mới phục vụ cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó có sách tiếng Việt 1 và Toán 1 của Trung tâm CNGD, do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên. Tuy nhiên, bộ sách đã bị đánh giá “không đạt” ngay từ vòng đầu, theo biên bản của Hội đồng thẩm định.

Còn trong đơn kiến nghị gửi đến Bộ GD&ĐT, tập thể, cán bộ Trung tâm CNGD bày tỏ ý kiến không đồng tình với đánh giá của Hội đồng. Theo đó, bộ sách CNGD được hình thành và định hình trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm lâu dài (trên 40 năm) từ ý tưởng khoa học đến những quan điểm giáo dục có tính lý luận, triết lý - đã thành một phương án giáo dục mới ở tiểu học