Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ GD&ĐT chia sẻ về phương pháp bách phân vị trong quy đổi điểm tương đương

Kinhtedothi – Theo quy chế tuyển sinh đại học, các cơ sở đào tạo phải quy đổi điểm tương đương để đảm bảo đánh giá năng lực thí sinh một cách công bằng giữa các phương thức xét tuyển. Phương pháp được Bộ GD&ĐT đưa ra là bách phân vị. Đại diện Bộ GD&ĐT đã chia sẻ rõ hơn về nội dung này.

Quy chế tuyển sinh yêu cầu các cơ sở đào tạo phải xây dựng quy tắc quy đổi tương đương để xác định điểm trúng tuyển hợp lý theo từng phương thức, tổ hợp xét tuyển, thay vì để điểm trúng tuyển phụ thuộc hoàn toàn vào chỉ tiêu phân bổ cho từng phương thức, tổ hợp xét tuyển như các năm trước.

Phương pháp bách phân vị được cho là phù hợp nhất để quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học.

Bộ GD&ĐT đã công bố nguyên tắc, khung, công thức quy đổi điểm tương đương để các cơ sở đào tạo áp dụng trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025.

Theo đó, khung quy đổi đưa ra các khoảng điểm của các bài thi riêng (APT, HSA, TSA..) và khoảng điểm các tổ hợp môn thi tốt nghiệp THPT phù hợp theo phương pháp bách phân vị trên cơ sở phân tích kết quả thi của những thí sinh có cả điểm bài thi riêng và điểm tổ hợp môn thi tốt nghiệp tương ứng của năm 2025. Các khoảng điểm được xếp tương ứng với tốp 0,5%, 1%, 3%, 5%, 10%...

Chia sẻ về phương pháp bách phân vị, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT Nguyễn Anh Dũng cho biết: do đặc điểm, tính chất của các bài thi khác nhau, việc đưa ra khung quy đổi chung cần phải xem xét rất nhiều yếu tố cả về khoa học và thực tiễn, khả năng áp dụng.

Bộ GD&ĐT đã thành lập tổ chuyên gia tư vấn bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước về giáo dục, khảo thí, toán và thống kê… cùng những người có kinh nghiệm trực tiếp làm công tác tuyển sinh đại học nhiều năm. Tổ chuyên gia đã nghiên cứu sâu, toàn diện kinh nghiệm trên thế giới và các mô hình phân tích, thống kê, công trình nghiên cứu liên quan và xây dựng báo cáo tư vấn.

Trên cơ sở báo cáo của tổ chuyên gia tư vấn và căn cứ các nguyên tắc quy đổi tương đương, phương pháp bách phân vị được cho là phù hợp nhất hiện nay để quy đổi tương đương điểm trúng tuyển khi sử dụng nhiều loại điểm thi cho cùng một ngành, nhóm ngành đào tạo.

Trong hướng dẫn tuyển sinh, Bộ GD&ĐT đã đưa ra khung quy đổi tương đương, trong đó có việc quy đổi giữa điểm trúng tuyển theo kết quả các bài thi riêng trong từng khoảng điểm về điểm trúng tuyển tương đương theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đối với điểm học bạ, Bộ sẽ công bố các số liệu thống kê về tương quan giữa điểm các môn thi tốt nghiệp THPT với điểm trung bình các môn học ở THPT.

Các cơ sở đào tạo căn cứ vào các số liệu thống kê của các môn học, đồng thời căn cứ dữ liệu riêng của cơ sở đào tạo (như tương quan giữa kết quả học tập với điểm đầu vào của người học được tuyển theo các phương thức khác nhau ở các năm trước…) để xác định chênh lệch điểm trúng tuyển theo từng tổ hợp và phạm vi điểm.

Bộ GD&ĐT lưu ý, công bằng trong xét tuyển là việc các thí sinh dự tuyển vào cùng một ngành, nhóm ngành của một cơ sở đào tạo được đối xử công bằng, trong đó có bảo đảm điểm trúng tuyển giữa các phương thức khác nhau là tương đương, không liên quan tới việc quy đổi điểm khác nhau giữa các trường.

Quy đổi điểm tương đương vẫn bảo đảm quyền tự chủ của các trường

Quy đổi điểm tương đương vẫn bảo đảm quyền tự chủ của các trường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giấc mơ du học Mỹ có nguy cơ bị chặn đứng: học sinh nên làm gì?

Giấc mơ du học Mỹ có nguy cơ bị chặn đứng: học sinh nên làm gì?

29 May, 09:35 AM

Kinhtedothi – Thông tin chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu tạm dừng phỏng vấn cấp visa du học khiến rất nhiều học sinh ôm giấc mơ du học Mỹ hoang mang, lo lắng. Trong tình huống khó lường này, học sinh nên làm gì để giải tỏa tâm lý và tăng cơ hội cho bản thân?

Thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn: những quy tắc “vàng”

Thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn: những quy tắc “vàng”

29 May, 08:46 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là kỳ thi đầu tiên theo Chương trình GDPT 2018; trong đó ngữ liệu trong đề thi ngữ văn sẽ không nằm trong SGK. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình ngữ văn 2018, Tổng chủ biên sách Ngữ văn THPT (bộ Cánh Diều) đã gửi đến học sinh lớp 12 các nguyên tắc khi làm bài thi môn này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ