Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quy đổi điểm tương đương vẫn bảo đảm quyền tự chủ của các trường

Kinhtedothi – Quy đổi điểm tương đương là điểm mới nổi bật trong Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Trước nhiều ý kiến băn khoăn của dư luận về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định: quy đổi điểm tương đương tạo sự công bằng mà vẫn bảo đảm quyền tự chủ của các trường.

Một số phương thức quy đổi

Năm 2025, quy chế tuyển sinh đại học mới quy định, cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển theo hướng dẫn chung của Bộ GD&ĐT.

Trước khi quyết định đưa nội dung này vào quy chế, Bộ cũng đã lấy ý kiến các trường đại học, đặc biệt là những chuyên gia, cán bộ trực tiếp làm công tác tuyển sinh và nhận được sự đồng thuận cao từ các trường.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn.

Quy định xuất phát từ bất cập lớn ở các năm trước. Khi đó, các trường đại học phân chia chỉ tiêu theo từng phương thức, sau đó sẽ lấy điểm trúng tuyển của từng phương thức dựa trên số chỉ tiêu đã phân chia. Cách làm này hầu như không có căn cứ khoa học, lại tạo ra kẽ hở cho tiêu cực. Việc đưa ra điểm chuẩn dựa trên phân tích và quy đổi tương đương giữa các phương thức có tính khoa học, bảo đảm tính công bằng hơn rất nhiều so với quyết định điểm chuẩn qua phân chia chỉ tiêu.

Ban đầu, Bộ GD&ĐT quy định các trường phải quy đổi tương đương và giải trình được căn cứ đưa ra công thức quy đổi như vậy. Ví dụ điểm chuẩn theo kết quả thi tốt nghiệp là 25/30 vì sao tương đương với 120/150 điểm thi đánh giá năng lực. Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, có nhiều phương pháp để tính. Giả sử, chúng ta lấy một số đông học sinh trong dữ liệu của Bộ GD&ĐT có cả kết quả thi theo phương thức xét học bạ, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, thi tốt nghiệp THPT. Nếu lấy những thí sinh thuộc top 1% điểm cao nhất trong 10.000 em, sẽ được 100 em. Vậy điểm để đạt top 1% của kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là bao nhiêu điểm và của kỳ thi tốt nghiệp THPT là bao nhiêu? Tiếp theo ta lấy đến các mốc 5% hay 10%, 20%... Đây là phương pháp phân vị, xác định vị trí của thí sinh theo phân vị, khi đó sẽ đưa ra được mức điểm tương đương giữa các phương thức của thí sinh thuộc top 1%.

Phương pháp thứ 2 là hồi quy tuyến tính, chia các khoảng điểm, ví dụ trong khoảng từ 20 - 30 điểm thi tốt nghiệp THPT, thì lấy tiếp khoảng từ 20 - 21 điểm xem những thí sinh này thi đánh giá năng lực được khoảng bao nhiêu điểm, từ đó dùng công thức xấp xỉ tuyến tính để tính. Khi chia các khoảng càng nhỏ sẽ càng chính xác. Ngoài ra sẽ còn những phương thức khác trong toán học để có thể tính được mức điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển.

Bộ GD&ĐT đã dùng dữ liệu của các năm qua để đưa ra đánh giá. Các trường cũng đã dùng những phương thức khác nhau và cho ra kết quả gần tương đồng. 

Các trường vẫn tự chủ

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, mọi quyền tự chủ các trường đều phải tuân thủ nguyên tắc của giáo dục nói chung, đó là phải bảo đảm chất lượng, độ tin cậy, công bằng. Các năm trước, Bộ yêu cầu các trường giải trình việc phân chia chỉ tiêu theo phương thức thức nhưng các trường không làm được. Năm nay, Bộ hướng dẫn việc quy đổi điểm và các trường phải giải trình được điểm chuẩn trúng tuyển của các tổ hợp, phương thức xét tuyển khác nhau.

Quy đổi điểm tương đương nhằm mục đích bảo đảm công bằng cho thí sinh.

Bộ sẽ đưa ra khung quy đổi cho những phương thức phổ biến, ví dụ địa điểm học bạ, điểm tốt nghiệp phổ thông với các tổ hợp khác nhau cũng như một số kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy của các trường. Trên cơ sở đó, các trường hoàn toàn có thể điều chỉnh theo đặc thù của ngành, của trường để quy đổi.

Bộ đưa quy đổi khung dựa trên điểm thi của thí sinh, các trường còn phải căn cứ thêm trên kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất, thứ hai đã tuyển sinh theo các phương thức khác nhau để quy đổi theo đặc thù riêng. Đó là quyền tự chủ của các trường.

"Sẽ có việc các trường quy đổi khác nhau vì đặc thù của từng trường, từng ngành khác nhau, nhưng Bộ sẽ đưa ra khung quy đổi chung, không phân biệt ngành, để các trường có căn cứ điều chỉnh" - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn

 khẳng định: quy chế của Bộ không bắt buộc quy đổi tương đương tất cả các phương thức xét tuyển mà chỉ quy đổi điểm trúng tuyển trong phạm vi nào đó với các ngành, chương trình đào tạo có nhiều phương thức xét tuyển.

Trích dẫn
thứ trưởng
Về mặt khoa học, tính toán, công thức quy đổi điểm tương đương khá đơn giản và các trường đều có thể làm được. Các em học sinh không cần quan tâm hay băn khoăn về công thức. Bộ GD&ĐT sẽ giám sát chặt chẽ vấn đề này…
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội dự kiến tuyển ít nhất 64% học sinh vào lớp 10 trường THPT công lập

Hà Nội dự kiến tuyển ít nhất 64% học sinh vào lớp 10 trường THPT công lập

08 Apr, 04:04 PM

Kinhtedothi – Hà Nội dự kiến tuyển từ 64% học sinh tốt nghiệp THCS trở lên vào lớp 10 THPT công lập - tỷ lệ cao nhất trong nhiều năm qua. Đây là thông tin được Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đưa ra tại Hội nghị hướng dẫn công tác tổ chức thi, tuyển sinh năm học 2025 – 2026 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức chiều 8/4.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ