Hà Nội bảo tồn, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học
Kinhtedothi - Hiện thực hóa Đề án thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học.
Cần thiết thành lập cơ sở đa dạng sinh học
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội được thành lập năm 1996, với tổng diện tích 10.000m2. Cơ sở nuôi, lưu giữ, bảo quản mẫu vật của các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gồm 9 chuồng nuôi, diện tích 3.253m2. Cơ sở nuôi, nhốt cứu hộ các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ gồm 5 chuồng, diện tích 818m2.

Các công trình sau nhiều lần nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, mở rộng, đến nay đã được thiết kế đảm bảo tuân thủ tốt tiêu chuẩn chuồng nuôi và phù hợp với đặc tính sinh học của từng loài. Với số lượng chuồng trại hiện nay đã đáp ứng được việc nuôi nhốt, bảo tồn các loài động vậ hoang dã nguy cấp, quý, hiếm đang bảo tồn tại cơ sở.
Đối với khu nhà điều trị có diện tích 190m2 với chức năng khám, điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe cho các cá thể động vật hoang dã, gồm 3 phòng: phòng khám và điều trị; phòng phục hồi chức năng, phòng dụng cụ với chức năng.
Đối với khu nhà bảo quản, lưu giữ mẫu vật với chức năng lưu giữ, bảo quản xác động vật hoang dã chết trong quá trình tiếp nhận, cứu hộ và trước khi tiến hành tiêu hủy. Đối với khu nhà cách ly kiểm dịch với chức năng nuôi nhốt các cá thể động vật hoang dã mới tiếp nhận từ các cơ quan chức năng bàn giao, người dân tự nguyện giao nộp nhằm tránh sự lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh đó, trung tâm có nhà chế biến thức ăn cho động vật, quy mô 154m2 được xây dựng riêng biệt, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến và nấu thức ăn. Ngoài ra, hệ thống cung cấp nước, hệ thống phòng cháy, chữa cháy hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống cổng và tường rào đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội Lương Xuân Hồng cho biết, trung tâm đẩy mạnh các chương trình, mục tiêu đề ra, phát huy tiềm năng và cơ sở vật chất hiện có đối với công tác cứu hộ, chăm sóc, nghiên cứu và bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm; đồng thời góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học tại Hà Nội và các vùng phụ cận.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Đa dạng sinh học của Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển bền vững đất nước, đặc biệt đối với sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp và du lịch, mang lại lợi ích và sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những tác động tiêu cực của con người đã làm đa dạng sinh học ở Việt Nam đang tiếp tục bị suy giảm, hệ sinh thái bị suy thoái, số lượng các loài bị đe dọa gia tăng.

Vọoc mông trắng là loài đặc hữu quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Ảnh minh hoạ
Mới đây (ngày 1/7), UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 3848/UBND-NNMT về việc triển khai đề án tăng cường liên kết vùng trong bảo tồn, khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng.
Theo đó, thực hiện Thông báo số 64/TB-VP của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về các đề án liên quan đến tăng cường liên kết vùng trong bảo tồn, khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên; Công văn số 1164/BNNMT-BTĐD của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc triển khai đề án tăng cường liên kết vùng trong bảo tồn, khai thác, sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng, UBND TP Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến bảo tồn và sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động duy trì hệ sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn, nhằm bảo tồn voọc mông trắng, loài động vật quý hiếm; triển khai các biện pháp bảo tồn chim hoang dã, chim di cư tại khu vực bãi giữa Văn Lang từ năm 2026 - 2030.
TP cũng giao Sở Du lịch xây dựng mô hình liên kết du lịch sinh thái giữa các khu bảo tồn trong vùng đồng bằng sông Hồng; phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Ba Vì, du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp và nông thôn tại quần thể di tích Hương Sơn (chùa Hương) từ năm 2026 - 2030. Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các xã chủ động phối hợp triển khai hiệu quả nhiệm vụ theo chức năng, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng.

Bảo vệ động vật hoang dã mùa nắng nóng
Kinhtedothi - Vào mùa Hè nắng nóng khắc nghiệt, nền nhiệt độ tại Hà Nội tăng cao, nhiều ngày chạm ngưỡng 40 độ C, khiến công tác chăm sóc, bảo vệ động vật tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội vốn đặc thù lại càng thêm vất vả.

Phát động chiến dịch "Nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép"
Kinhtedothi - Ngày 23/8/2024, tỉnh Đồng Nai phát động chiến dịch "Nói không với sử dụng động vật hoang dã trái phép". Đồng thời đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức không mua bán, vận chuyển giết mổ động vật hoang dã…

Hà Nội: tiêu hủy 299 cá thể động vật hoang dã đã chết
Kinhtedothi – Ngày 11/7, tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội (xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn), Hội đồng tiêu hủy động vật hoang dã đã tiến hành tiêu hủy 299 cá thể động vật hoang dã đã chết theo đúng quy định pháp luật.