Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội bắt đầu mưa lớn do ảnh hưởng siêu bão Yagi

Kinhtedothi - Khoảng 15 giờ ngày 6/9, Hà Nội nổi cơn giông, mây đen cuồn cuộn kéo đến và mưa lớn bất ngờ ập xuống.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 15 giờ, tâm bão áp sát đảo Hải Nam của Trung Quốc, cách Quảng Ninh khoảng 450 km. Sức gió mạnh nhất 201 km/h, cấp 16 siêu bão, giật trên cấp 17 và đang theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20 km/h.

Đêm nay, bão vượt qua đảo Hải Nam, đi vào vịnh Bắc Bộ và đến 1 giờ sáng mai cách Quảng Ninh khoảng 230 km với sức gió mạnh nhất cấp 14, tức 166 km/h, giật cấp 17. Khoảng trưa mai (7/9), tâm bão đổ bộ các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định, cường độ cấp 11-12, giật cấp 15.

Bão sau đó giữ hướng tây tây bắc, tốc độ 15-20 km/h, đi sâu vào các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình...

Gần 15 giờ, mây ùn ùn kéo đến trước khi đổ mưa lớn, trong khi hai tiếng trước đó trời còn nắng nóng. Nhiều xe cộ di chuyển khó khăn trên phố vì gió to kèm mưa lớn. Chị Mai Hằng, nhân viên văn phòng ở khi vực Smart City chia sẻ, không ngờ mưa to kèm gió xuất hiện sớm hơn dự báo.

Mưa lớn bắt đầu xuất hiện tại khu vực Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chiều nay đã thị sát công tác chuẩn bị ứng phó bão tại Quảng Ninh, Hải Phòng. Đến huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), ông Hà kiểm tra khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão tại thị trấn Cái Rồng. Nơi đây có sức chứa 1.000 phương tiện.

Phó Thủ tướng nói phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết, càng kỹ, càng cụ thể với nhiều phương án chủ động ứng phó sẽ càng giảm tối đa thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân. Ông Trần Hồng Hà chỉ đạo và yêu cầu tỉnh Quảng Ninh huy động mọi lực lượng "chuẩn bị mọi kịch bản có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ, dù trong tình huống nghiêm trọng nhất".

Từ 11 giờ sáng nay, Quảng Ninh đã ngừng cấp phép các phương tiện đường thủy ra khơi. Gần 5.600 tàu cá nhận được thông tin về bão để tìm nơi trú an toàn. Hơn 2.800 cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển được gia cố, chằng chống.

Địa phương và lực lượng vũ trang tại Quảng Ninh huy động 2.660 người, 68 ôtô, 18 tàu, 59 xuồng, 6 xe đặc chủng ứng trực chống bão. Hàng loạt vật tư khác như vải bạt chống sóng, đá hộc, bao tải, rọ thép, dây thép, vải lọc... được chuẩn bị để gia cố vị trí xung yếu các tuyến đê.

 

Đài khí tượng Nhật Bản cho biết bão vẫn duy trì sức gió 180 km/h, đêm nay (6/9) vào vịnh Bắc Bộ còn 168 km/h. Đài Hong Kong đưa ra nhận định bão đang mạnh 230 km/h, khi áp sát đất liền Quảng Ninh còn 165 km/h. Đài Hải quân Mỹ cho rằng bão vào giữa bắc vịnh Bắc Bộ vẫn mạnh 185 km/h.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nghị định 192/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng “cú hích” mới cho nhà ở xã hội

Nghị định 192/2025/NĐ-CP: Kỳ vọng “cú hích” mới cho nhà ở xã hội

09 Jul, 06:39 AM

Kinhtedothi - Ngày 3/7/2025, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội, nhằm triển khai thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH). Đây được kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho hàng triệu người thu nhập thấp.

Giá kim loại đồng ngày 9/7: tăng nhẹ

Giá kim loại đồng ngày 9/7: tăng nhẹ

09 Jul, 05:15 AM

Kinhtedothi - Giá đồng giữ vững trong phiên giao dịch, được hỗ trợ bởi đồng USD yếu hơn, mặc dù mức tăng bị hạn chế do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, nhu cầu tăng trưởng chậm lại và lượng hàng tồn kho gia tăng, theo nhận định của các nhà giao dịch.

Đánh thức giá trị đất bãi ven sông Hồng

Đánh thức giá trị đất bãi ven sông Hồng

09 Jul, 05:13 AM

Kinhtedothi - Sau nhiều năm bị lãng phí do thiếu cơ chế quản lý phù hợp và hành lang pháp lý rõ ràng, quỹ đất bãi sông Hồng đang được TP Hà Nội “lên dây cót” bảo vệ và khai thác giá trị bằng việc cụ thể hóa Luật Thủ đô. Chính sách được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả “vùng đất vàng” ven sông gắn với phát triển nông nghiệp sinh thái, du lịch trải nghiệm…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ