Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: bước đi mới trong phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi

Kinhtedothi - Giáo dục mũi nhọn được xác định là một trong những đích đến của ngành giáo dục Hà Nội. Vài năm gần đây, Sở GD&ĐT Hà Nội có nhiều đổi mới trong công tác lựa chọn, bồi dưỡng đội tuyển thi học sinh giỏi để đạt thành tích cao, mang vinh quang cho Thủ đô và đất nước.

Nhiều học sinh trường tư lọt tuyển

Trước đây, trong danh sách đội tuyển chính thức dự thi quốc gia, quốc tế của Hà Nội, chủ yếu là học sinh đến từ các trường THPT chuyên; rất hiếm khi có học sinh trường công lập không chuyên và không có học sinh trường tư thục, trường quốc tế.

Hai học sinh Trường Newton lọt đội tuyển quốc gia thi Omlympic Khoa học trẻ IJSO 2024 cùng hiệu trưởng nhà trường.

Tuy vậy, vài năm qua, diện mạo đội tuyển học sinh Hà Nội lên đường dự thi đã có thay đổi đáng kể; được thể hiện bằng việc có khá nhiều học sinh trường thường, trường tư, trường quốc tế lọt danh sách dự thi chính thức.

Tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024- 2025, đội tuyển học sinh Hà Nội có 260 em đến từ 16 trường, dự thi ở 13 môn (toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật).

Ngoài học sinh trường chuyên, đội tuyển năm nay có nhiều học sinh trường THPT công lập không chuyên, như: THPT Nguyễn Gia Thiều; THPT Kim Liên; THPT Việt Đức, THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông, THPT Phan Huy Chú - Đống Đa, THPT Ngô Quyền – Ba Vì.

Với khối trường tư thục, thành viên đội tuyển có sự góp mặt của học sinh các trường: THCS – THPT Newton; TH, THCS & THPT Quốc tế Nhật Bản; THPT Đoàn Thị Điểm; THCS & THPT Lương Thế Vinh; THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy; THPT Hoàng Long (Ba Đình).

Liên quan đến việc xuất hiện học sinh trường tư thục dự thi quốc gia, quốc tế có thể kể đến trường hợp của liên cấp Newton. Năm 2023, Newton là trường tu thục đầu tiên có học sinh dự thi và đạt giải cao nhất toàn đoàn với tấm Huy chương Bạc Olympic Khoa học trẻ quốc tế (IJSO), đó là em Hoàng Phạm Minh Khánh. Tại IJSO năm 2024, trong 6 thành viên chính thức đi thi thì có 2 học sinh của Trường THCS – THPT Newton (em Vương Hà Chi và Vũ Nhật Long).

Ngoài ra, tại kỳ thi Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) 2024, đội tuyển Việt Nam có 24 học sinh tham dự thì đến 9 em là học sinh Trường Newton. Với 100% thành viên đạt huy chương, Trường Newton là trường đạt nhiều huy chương nhất, góp phần mang lại thành tích cao cho toàn đoàn Việt Nam.

Đổi mới trong công tác tuyển chọn

Năm 2024, thành tích quốc tế của học sinh Hà Nội tiếp tục tăng so với các năm trước đó. Phát huy thành quả đạt được và mong muốn chọn lựa những học sinh tốt nhất, tạo công bằng cho các học sinh có năng lực và đam mê đang theo học tại tất cả các trường phổ thông trên địa bàn TP, Sở GD&ĐT Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tuyển chọn đội tuyển và đẩy lịch bồi dưỡng đội tuyển lên sớm hơn.

Trong 260 học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025 có nhiều học sinh đến từ các trường tư thục, trường quốc tế.

Đơn cử, tại kỳ tuyển chọn đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025, công tác thi chọn đội tuyển đã được tổ chức bài bản. Toàn TP có hơn 2.200 học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển ở 13 môn học. Kết quả, 260 học sinh xuất sắc nhất đã ghi danh vào đội tuyển Hà Nội dự thi quốc gia.

Với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic Khoa học trẻ quốc tế IJSO 2024, có 226 học sinh đến từ 14 trường THPT trên địa bàn TP đăng kí tham gia. Trên cơ sở kết quả của học sinh dự thi đủ 5 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tiếng Anh; Ban tổ chức đã lựa chọn, xếp giải và lựa chọn 6 học sinh đạt thành tích tốt nhất chính thức là thành viên đội tuyển Việt Nam tham gia dự thi tại Runami. Lễ xuất quân đội tuyển IJSO 2024 vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức trang trọng để chúc mừng, động viên các em.

Cho rằng những đổi mới trong công tác lựa chọn học sinh giỏi tham gia đội tuyển dự thi quốc gia, quốc tế của ngành GD&ĐT Hà Nội là đúng đắn, đại diện lãnh đạo Trường THCS - THPT Newton chia sẻ, cách thức thi chọn đội tuyển chẳng những giúp tăng chất lượng bồi dưỡng mà còn tạo công bằng cho tất cả học sinh và các nhà trường.

Là năm đầu tiên có học sinh lọt đội tuyển quốc gia môn tiếng Nhật, đại diện Trường THPT Hoàng Long thực sự thấy bất ngờ và tự hào. Nhà trường rất vinh dự, hạnh phúc khi học sinh của trường là em Lê Nhật Minh có điều kiện được thử sức tại sân chơi lớn và đẳng cấp. Ngoài sự nỗ lực của cá nhân em và các thầy cô giáo thì cơ hội này em có được là do đổi mới trong cách thức chọn lựa đội tuyển của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Về nội dung này, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương bày tỏ: trước đây, thành viên đội tuyển được chọn theo hình thức cử đi thi căn cứ vào thành tích của học sinh trước đó; nhưng nay, với sự quyết tâm đổi mới, hướng đến việc chọn đúng người, đúng năng lực và tạo công bằng, các em học sinh phải trải qua thi tuyển và nếu đạt kết quả tốt nhất mới có cơ hội vào đội tuyển chính thức.

Trong những năm qua, giáo dục mũi nhọn của Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích cao, giúp Hà Nội khẳng định vai trò, vị thế dẫn đầu và dẫn dắt giáo dục cả nước. Một trong những nhân tố quan trọng để làm nên thành công đó nằm ở việc đổi mới phương thức, cách thức trong tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi.

 

Được biết, trong vài ngày tới, Nghị quyết về mức thưởng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế của Hà Nội sẽ trình HĐND TP Hà Nội. Nếu được thông qua, mức thưởng học sinh giỏi và thầy cô trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi đạt thành tích sẽ tăng hơn 12 lần so với hiện tại; mức cao nhất là 250 triệu đồng. Đây sẽ là niềm động viên, khích lệ rất lớn, thúc đẩy tinh thần quyết tâm, phấn đấu của học sinh giỏi, giáo viên giỏi Thủ đô.

Ra mắt đội tuyển Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Ra mắt đội tuyển Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ