Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: chính sách đặc thù đổi thay một xã nghèo

Kinhtedothi - Từng thuộc diện thôn xã đặc biệt khó khăn, tuy nhiên đến nay, diện mạo xã An Phú (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) đã có nhiều đổi thay tích cực. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây cũng không ngừng được nâng cao.

Đường về An Phú không xa

Nằm giáp ranh 2 tỉnh Hoà Bình và Hà Nam, xã An Phú có 13 thôn với tổng dân số hơn 10.000 người, trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 57%, chủ yếu là dân tộc Mường.

Còn nhớ nhiều năm trước, việc đi lại của đồng bào các dân tộc nơi đây rất khó khăn do địa bàn xa trung tâm, hệ thống giao thông chủ yếu là đường đất. Từ trung tâm huyện Mỹ Đức về đến xã có khi mất cả tiếng đồng hồ.

Kể từ khi hợp nhất về với Thủ đô năm 2008, đặc biệt là trong khoảng 5 năm trở lại đây, được sự quan tâm đầu tư lớn của TP Hà Nội, hạ tầng giao thông về xã An Phú đã được nâng cấp ngày một đồng bộ.

Một góc xã An Phú (huyện Mỹ Đức) hôm nay.

Một loạt tuyến đường được TP Hà Nội bố trí kinh phí đầu tư xây dựng từ nguồn vốn thuộc các Kế hoạch số 166, 138 và 253/KH-UBND của UBND TP Hà Nội; sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng đã giúp rút ngắn đường về An Phú.

Có thể kể tới là đường trục chính đi khu chuyển đổi thôn Thanh Hà; đường trục chính đi khu chuyển đổi thôn Nam Hưng; đường giao thông nông thôn đoạn từ thôn Đồng Chiêm đến đường liên xã; đường trục chính từ UBND xã An Phú đến Quốc lộ 21A…

“Hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp ngày một đồng bộ giúp việc đi lại, giao thương của người dân, trong đó có một bộ phận lớn đồng bào các dân tộc thiểu số, ngày một thuận lợi hơn. Đời sống kinh tế của người dân cũng được cải thiện…” - bà Nguyễn Thị Huê (xã An Phú) chia sẻ.

Hiệu quả nguồn lực đầu tư

Theo Chủ tịch UBND xã An Phú Bùi Văn Chuyện, là một trong những địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô nên xã An Phú được Hà Nội đặc biệt quan tâm. Hàng năm, TP bố trí nguồn lực đầu tư phát triển thông qua các kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn.

Trong số các chính sách đặc thù, phải kể tới Kế hoạch số 253/KH-UBND. Từ năm 2021 đến nay, hơn 250 tỷ đồng đã được UBND TP Hà Nội hỗ trợ để địa phương triển khai 16 dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Đến nay, các dự án đều đang phát huy hiệu quả tích cực phục vụ đồng bào.

Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã An Phú. Tính trong giai đoạn 2019 - 2024, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của địa phương này đạt khoảng 6%.

Đồng bào các dân tộc tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đẩy mạnh các mô hình kinh tế mới như trồng sen kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người dân xã An Phú tăng dần qua từng năm. Đến nay, toàn xã không còn hộ nghèo.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Cảnh đánh giá, thành quả xã An Phú đạt được trong 5 năm (2019 - 2024) là nhờ sự quan tâm lớn của Hà Nội thông qua các chính sách hỗ trợ đặc thù về nguồn lực. Việc triển khai đầu tư có trọng tâm, trọng điểm góp phần mang lại hiệu quả tích cực.

Hiện, UBND huyện Mỹ Đức đang chỉ đạo xã An Phú duy trì thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành, duy tu, sửa chữa các công trình nhằm bảo đảm hiệu quả sau đầu tư. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, rà soát để trình UBND TP Hà Nội xem xét, bổ sung nguồn lực đầu tư nhằm nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cũng theo ông Đặng Văn Cảnh, cùng với tiếp tục huy động các nguồn lực để nâng cấp hạ tầng, trong những năm tới, huyện Mỹ Đức sẽ tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

 

“Những kết quả đạt được từ các chương trình, dự án đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã giúp người dân xã An Phú có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống, đồng thời nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần. Điều này khẳng định chủ trương đúng đắn, sự quan tâm lớn của TP Hà Nội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung…” - Phó Giám đốc phụ trách Sở Dân tộc và Tôn giáo Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân.

Hà Nội: 100% người dân một xã hài lòng với xây dựng nông thôn mới

Hà Nội: 100% người dân một xã hài lòng với xây dựng nông thôn mới

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ