Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội có 39 mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao

Kinhtedothi - Trong lĩnh vực chăn nuôi của Hà Nội, công nghệ cao được lựa chọn ứng dụng chủ yếu là các công nghệ, thiết bị thông minh trong việc quản lý, điều khiển môi trường chăn nuôi. Từ đó góp phần giảm nhân công lao động, tăng sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

Đây là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị về thực trạng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức sáng 25/5.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phương Nga

Phát biểu tại hội nghị, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, những năm qua, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, khó lường luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch, đặc biệt là dịch tả lợn Châu Phi năm 2019, cùng với đó là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tốc độ đô thị hóa nhanh... Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành nông nghiệp TP vẫn tăng trưởng khá, đảm bảo mục tiêu đề ra, trong đó lĩnh vực chăn nuôi vẫn đứng tốp đầu cả nước.

Trên địa bàn TP đã có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó 39 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi. Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có mặt ở hầu hết quận, huyện có sản xuất nông nghiệp, tập trung nhiều ở các huyện như: Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng...

Hiện có 9 DN chăn nuôi, thủy sản, sơ chế - tiêu thụ nông sản (Jafa, CP, Dabaco, CJ Việt Nam, Minh Long, Công ty Giống gia súc Hà Nội...) đã tham gia đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phương Nga

Các hợp tác xã đã phát huy được vai trò chủ đạo trong thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất tại cơ sở. Số hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là 122, trong đó có 3 hợp tác xã chăn nuôi, chiếm 2,5% số hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP.

Ngoài ra, 100% sản phẩm chăn nuôi từ các trang trại lớn, quy mô công nghiệp đều có hàm lượng công nghệ cao, do những trang trại chăn nuôi lợn, gà, trâu bò đều có ứng dụng ít nhất một biện pháp kỹ thuật công nghệ cao. 

Nhiều chuỗi sản xuất - sơ chế - tiêu thụ áp dụng công nghệ cao trong quản lý chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm trên 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn TP.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, công nghệ cao được lựa chọn ứng dụng chủ yếu là các công nghệ, thiết bị thông minh trong việc quản lý, điều khiển môi trường chăn nuôi. Từ đó góp phần giúp giảm nhân công lao động, tăng sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

Nhìn chung các mô hình sản xuất chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao hiện có trên địa bàn TP tuy quy mô chưa lớn nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội. Bên cạnh đó cũng đang khẳng định được vai trò trong thúc đẩy phát triển sản xuất trong điều kiện hiện nay của TP.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn hiện nay việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi chưa đồng bộ, toàn phần, mà chủ yếu ứng dụng một hoặc vài khâu trong sản xuất, sơ chế, chế biến. Vì vậy, việc chứng nhận mô hình công nghệ cao còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là những hạn chế trong xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho rằng, để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao cần quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tích hợp vào các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung của TP.

Đồng thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Cùng với đó, tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao trong nông nghiệp.

Chăn nuôi năm 2022: Trong nguy có cơ

Chăn nuôi năm 2022: Trong nguy có cơ

Tìm “thuốc hạ sốt” giá thức ăn chăn nuôi

Tìm “thuốc hạ sốt” giá thức ăn chăn nuôi

Giảm áp lực nguồn cung thức ăn chăn nuôi

Giảm áp lực nguồn cung thức ăn chăn nuôi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ