Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội có 47 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

Kinhtedothi - Các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn được hình thành đã góp phần không nhỏ đưa nông sản an toàn tới tay người tiêu dùng.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, tính đến nay, trên địa bàn TP đã hình thành được 20 chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm đã thu hút gần 3.000 hộ chăn nuôi, khoảng 100 DN, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn, cung cấp thuốc thú y, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tham gia. Mỗi ngày, các chuỗi này cung cấp cho thị trường Hà Nội 57,4 tấn thịt lợn, 0,75 tấn thịt bò, 14,3 tấn gia cầm, 296.000 quả trứng và khoảng 78 tấn sữa tươi.
 Sơ chế rau an toàn tại HTX Rau quả an toàn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ.
Về trồng trọt, TP đã xây dựng và duy trì 27 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Trong đó có 11 chuỗi rau an toàn và 16 chuỗi thực vật chất lượng cao liên kết từ sản xuất đến kinh doanh (gồm 4 chuỗi sản phẩm lúa gạo, 3 sản phẩm chè, 9 sản phẩm quả). Ngoài việc đẩy mạnh các mô hình chuỗi trong chăn nuôi thì công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc thực vật cũng được TP đặc biệt quan tâm.

Điển hình là Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn TP Hà Nội giai đoạn 2009 - 2016. Sau hơn 6 năm triển khai đề án, sản xuất rau an toàn từng bước đã được kiểm soát. Diện tích sản xuất rau an toàn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trong sản xuất ngày càng tăng, hiện 5.000ha. Ngoài ra còn có 244ha rau sản xuất theo quy trình VietGAP và gần 50ha rau hữu cơ. Sản lượng rau an toàn ước đạt 350.000 tấn/năm, chiếm 58% so với tổng sản lượng của TP (sản lượng rau của Hà Nội là khoảng 600.000 tấn /năm) và đáp ứng được 35% nhu cầu của TP (khoảng 1 triệu tấn/năm).

Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ cho biết, thông qua việc xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, bước đầu đã hình thành các điểm bán nông sản rau, thịt an toàn được kiểm soát theo chuỗi, được giám sát thường xuyên và nhận được phản hồi tốt từ người tiêu dùng.

Được biết, đến nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội đã cấp 7 giấy xác nhận cho 7 cơ sở của 9 chuỗi rau, thịt với 13 cửa hàng kinh doanh thực phẩm nông sản an toàn được sản xuất trên địa bàn TP và các địa phương lân cận.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ