3 trọng điểm gồm: Khu vực đê, kè, cống Xuân Canh - Long Tửu, tương ứng K0+000 đến K2+000 đê tả Đuống, huyện Đông Anh; Công trình cống Liên Mạc, tương ứng K53+450 đê hữu Hồng, quận Bắc Từ Liêm; Đê, kè Cổ Đô, tương ứng K4+000 đến K8+600 đê hữu Hồng, huyện Ba Vì.
13 vị trí đê điều xung yếu được xác định là: Từ K4+100 đến K5+700 khu vực kè Khê Thượng, huyện Ba Vì; Từ K22+050 đến K22+100, huyện Ba Vì; Từ K32 đến K35 khu vực đê Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ; Từ K46 đến K47 khu vực kè Liên Trì, huyện Đan Phượng; Từ K62+500 đến K63+900, quận Tây Hồ; Từ K78+108, cụm công trình cống qua đê Yên Sở; Từ K96+400 đến K97+900 thuộc khu vực kè An Cảnh, huyện Thường Tín; Tại K104+589, cống trạm bơm Thụy Phú, huyện Phú Xuyên; Cống Cẩm Đình tại K1+700 đê Vân Cốc, huyện Phúc Thọ; Từ K3+700 đến K5+840 đê hữu Đuống, quận Long Biên; khu vực thượng, hạ lưu cầu Đuống, huyện Gia Lâm; Đê, kè Đổng Viên, tương ứng K17+950 đến K18+750, huyện Gia Lâm; khu vực đê, kè, cống Tân Hưng - Cẩm Hà, tương ứng K24+950 đến K25+300.
Đây là những khu vực dễ xảy ra sự cố trong mùa mưa bão năm 2018, tuy nhiên vẫn chưa được đầu tư, nâng cấp. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai TP Hà Nội đề nghị các sở ngành, các địa phương có liên quan cần theo dõi chặt chẽ và xây dựng phương án ứng phó cụ thể đối với từng vị trí trong trường hợp khẩn cấp…