Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội: Đặt tên 43 đường phố mới và 4 công trình công cộng

Chia sẻ Zalo

KTĐT - UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định đặt tên 43 đường phố mới và 4 công trình công cộng trên địa bàn thành phố, trong đó có Đại lộ Thăng Long với chiều dài 28 km, rộng 140m

KTĐT - UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định đặt tên 43 đường phố mới và 4 công trình công cộng trên địa bàn thành phố, trong đó có Đại lộ Thăng Long với chiều dài 28 km, rộng 140m

Cụ thể, các phố mới được đặt tên là phố Duy Tân (đoạn từ ngã ba đường Phạm Hùng đến phố Trần Thái Tông); phố Đỗ Quang (từ ngõ 61 Trần Duy Hưng đi qua khu dân cư, các nhà cao tầng P. Trung Hoà đến phố Hoàng Ngân); phố Vũ Phạm Hàm (từ phố Trung Kính đến ngã tư cạnh trường kỹ thuật số 2); phố Văn La (từ số nhà 421 Quang Trung đi qua khu đô thị mới Văn Phú đến ngã ba đầu làng phía Bắc rẽ vào miếu Vạn Phúc); phố Cầu Am (từ Cầu Am qua khu dân cư đến điểm Bưu điện văn hoá phường Vạn Phúc); phố Định Công Hạ (từ cuối phố Định Công qua cụm di tích đình - chùa Định Công…. đến cuối phố Định Công Thượng; phố Nguyễn Cảnh Dị (từ toà nhà CT A5 đến Trạm nước trong khu đô thị mới Đại Kim)

Phố Nguyễn Công Thái (từ số nhà E44 thuộc khu đô thị mới Đại Kim - Định Công đến đầu Đầm Sen thuộc phường Định Công); phố Hồng Quang (từ cổng Đền Mẫu giáp Đầm Sen đến ngõ 192 phố Đại Từ (khu đô thị mới Đại Kim - Định Công); đường Nghiêm Xuân Yêm (từ ngã tư đường vành đai 3 giao với đường vào UBND xã Tân triều đến Cầu Dậu (giao với đường Kim Giang sang khu đô thị Bắc Linh Đàm); phố Nguyễn Văn Hưởng (đoạn từ dốc đê sông Đuống đi qua khu cư dân P. Giang Biên đến ngã ba giao cắt đường 48 khu đô thị Việt Hưng); phố Kẻ Tạnh (từ đê sông Đuống đi qua khu dân cư tổ 5, 6,7 P. Giang Biên đến ngã ba giao cắt với đường 48m khu đô thị Việt Hưng; phố Hoàng Như Tiếp (từ số nhà 310 Nguyễn Văn Cừ qua trường tiểu học Ngọc Lâm đến ngã ba của ngách 310/69 phố Nguyễn Văn Cừ); phố Ái Mộ (từ ngách 96/310 Nguyễn Văn Cừ, qua trường mầm non Bồ Đề, sân thể thao Ái Mộ đến số nhà 102 phố Bồ Đề); phố Huỳnh Tấn Phát (từ ngã tư phố Sài Đồng - Nguyễn Văn Linh đến ngã ba giao cắt với đường 40m đi cầu Vĩnh Tuy); phố Ngọc Trì (từ ngõ 197 Thạch Bàn qua Nhà văn hoá tổ 7... đến ngách 170/197 Thạch Bàn); phố Gia Thuỵ (từ số nhà 562 Nguyễn Văn Cừ);

Đường Nguyễn Xiển (từ ngã tư đường Vành đai 3 giao với đường Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến đến ngã tư giao với đường vào UBND xã Tân Triều; đường Phú Hà (từ số nhà 46-50 Đinh Tiên Hoàng giao cắt với đường Phú Nhi đến chân đê Đại Hà); Phố Cổng Ô (từ ngã năm Cổng Ô qua Nhà máy nước Sơn Tây.. đến ngã tư thôn Thiều Xuân); Phố Tiền Huân (từ km42 + 170 quốc lộ 32 đến ngã tư cổng làng Tuền Huân); Đường Trung Sơn Trầm (từ ngã tư phố Tùng Thiện đến Cầu Quan); Đường Đào Cam Mộc (từ ngã ba Ấp Tó đến đường Việt Hùng); đường Nguyễn Thực (từ ngã ba thôn Thù Lỗ đến ngã ba thôn Cổ Châu); đường Lê Hữu Tựu (từ ngã tư Nguyên Khê đến ngã ba giáp chùa Khê Nữ và Nhà văn hoá thôn Khê Nữ); đường Nguyên Khê (từ Nhà văn hoa thông Khê Nữ đến đập Sơn Du); đường Phú Thị (từ đường 181 qua trường THCS Tô Hiệu… đến mương nước giáp xã Dương Quang);

Đường Dương Quang (từ Trạm y tế xã Dương Quang đến ngã tư đầu thôn Yên Mỹ); đường Dương Hà (từ xã Đình Xuyên đến đường đê sông Đuống); phố Gạch (từ ngã tư Gạch đến trường THPT huyện Phúc Thọ); phố Trần Hữu Dực (từ đường Lê Đức Thọ đến cung điền kinh Hà Nội - Mỹ Đình); phố Lưu Hữu Phước (từ đường Lê Đức Thọ đến phố Nguyễn Cơ Thạch); phố Bùi Xuân Phái (từ phố Hàm Nghi đến khu công viên cây xanh phía sau toà nhà CT5 DN2 khu đô thị Mỹ Đình); phố Trần Văn Cẩn (từ toà nhà CT5 ĐN4 phố Nguyễn Cơ Thạch đến giáp chùa thôn Phú Mỹ); phố Cao Xuân Huy (từ đường Lê Đức Thọ đến nhà A12, BT 1A khu đô thị Mỹ Đình); đường Hoàng Tăng Bí (từ Nhà văn hoá thôn Tân Xuân đến ngã ba cống Liên Mạc 2); đường Mỹ Đình (từ nhà van hoá thôn Phú Mỹ đến ngã tư thôn Đình Thôn); đường Tân Xuân (từ số nhà 40 Phạm Văn Đồng đến điểm giao với đường Đông Ngạc);

Đặc biệt, trong quyết định lần này, Hà Nội có đặt tên cho một con đường có chiều dài 28km, rộng 140 là Đại lộ Thăng Long. Theo đó, con đường này bắt đầu từ ngã tư giao cắt với đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Trần Duy Hưng đi qua địa bàn các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất đến đoạn ngã tư giao cắt với đường Quốc lộ 21A và điểm đầu đường Hồ Chí Minh (huyện Thạch Thất).

Ngoài ra, các công trình công cộng là Cầu Thanh Trì; Cầu Vĩnh Tuy; Công Viên Hòa Bình; Bảo tàng Hà Nội cũng đã chính thức được đặt tên.