Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 39.500 tỷ đồng trong tháng 1/2022

Kinhtedothi - Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịp Tết Nhâm Dần của người dân tăng cao đã đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2022 của Hà Nội đạt 57.900 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt gần 40.000 tỷ đồng.

Theo Cục Thống kê Hà Nội, doanh thu thương mại, dịch vụ trên địa bàn TP đã có sự phục hồi mạnh từ cuối năm 2021, cùng với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịp Tết Nhâm Dần của người dân tăng cao nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2022 tăng khả quan.

Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịp Tết Nhâm Dần 2022 của người dân tăng cao. Ảnh minh họa 

Cụ thể, trong tháng 1, Hà Nội cùng với cả nước tiếp tục thực hiện mục tiêu thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế.

Doanh thu thương mại, dịch vụ đã có sự phục hồi mạnh từ cuối năm 2021, cùng với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần của người dân tăng cao nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 ước đạt 57.900 tỷ đồng, tăng 7,4% so với tháng trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 39.500 tỷ đồng, tăng 8,4% so với tháng trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ lương thực, thực phẩm tăng 9,9% so với tháng trước và tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, đồ dùng dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,3% và tăng 13,3%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 3,7% và tăng 12,9%; đá quý, kim loại quý tăng 2,2% và tăng 45,6%... Doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 5.200 tỷ đồng, tăng 1,8% và tăng 2,6%; doanh thu du lịch, lữ hành đạt 430 tỷ đồng, tăng 2,2% và giảm 7,2%; doanh thu dịch vụ khác đạt 12.800 tỷ đồng, tăng 7% và giảm 0,8%.

Trên bình diện cả nước, Tổng cục Thống kê cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2022 ước đạt 470.700 tỷ đồng, tăng 6,7% so với tháng trước và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,3% (cùng kỳ năm 2021 tăng 3,6%).

Cuối năm, doanh nghiệp bán lẻ, sàn thương mại điện tử dồn lực “chốt đơn”

Cuối năm, doanh nghiệp bán lẻ, sàn thương mại điện tử dồn lực “chốt đơn”

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2021: Tạo cơ hội thâm nhập hệ thống bán lẻ hiện đại

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2021: Tạo cơ hội thâm nhập hệ thống bán lẻ hiện đại

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP

Vĩnh Phúc: nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP

28 Apr, 01:52 PM

Kinhtedothi - Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chuỗi liên kết bền vững và ổn định đầu ra cho người dân, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai mô hình chuỗi sản xuất – tiêu thụ gà thương phẩm theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). Sau thời gian thực hiện, mô hình cho thấy hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế lẫn khả năng nhân rộng.

Đưa sản phẩm OCOP hệ thống siêu thị: Lời giải cho bài toán tiêu thụ

Đưa sản phẩm OCOP hệ thống siêu thị: Lời giải cho bài toán tiêu thụ

28 Apr, 01:42 PM

Kinhtedothi- Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã giúp các làng nghề phát triển hàng Việt đặc thù. Tuy nhiên, khó khăn là việc đưa sản phẩm vào siêu thị tiêu thụ lại không dễ dàng. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi ngành công thương đẩy mạnh kết nối nhà sản xuất với DN bán lẻ, siêu thị qua đó đưa sản phẩm OCOP vươn xa.

Siết chặt an toàn thực phẩm tại huyện Mỹ Đức

Siết chặt an toàn thực phẩm tại huyện Mỹ Đức

28 Apr, 10:49 AM

Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 của TP Hà Nội, thời gian qua, các cơ quan chức năng của huyện Mỹ Đức đã phát hiện, lập biên bản xử phạt hành chính hàng chục cơ sở sản xuất - kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ