Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội đối diện nguy cơ ngập lụt do bão lũ tác động “kép”

Kinhtedothi - Bão số 3 với cường độ cực mạnh nhiều khả năng ảnh hưởng trực tiếp, gây mưa tại các tỉnh, TP khu vực Bắc Bộ. Trong khi đó, các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng đang tăng cường xả lũ khiến nguy cơ ngập lụt gia tăng tại các địa phương ven sông thuộc Hà Nội.

Mưa lớn từ ngày 7/9

Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng tại Quyết định số 740/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ 20 giờ tối qua (4/9), Công ty Thuỷ điện Hoà Bình đã mở 1 cửa xả đáy; Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang cũng mở cửa xả đáy thứ hai.

Trước đó, Công ty CP Thuỷ điện Thác Bà đã mở 2 cửa xả mặt theo lệnh của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT. Như vậy đến nay, cả 3 hồ thuỷ điện lớn trên lưu vực sông Hồng đều đang tăng cường xả lũ. Điều này khiến lưu lượng nước về hạ du sông Hồng tăng nhanh.

Một khu vực dân cư ven sông Bùi tại huyện Chương Mỹ bị ngập vào đầu tháng 8/2024.

Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, bão số 3 đang tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được từ 10 -15km và có khả năng còn mạnh thêm. Dự báo chiều 7/9, bão số 3 sẽ tiệm cận đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.

Đáng lo ngại, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tại khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa bắt đầu từ ngày 7/9. Dù lượng mưa cụ thể vẫn cần tiếp tục theo dõi trong những bản tin tiếp theo, tuy nhiên, nguy cơ mưa lũ lớn sau bão số 3 tại Hà Nội và các địa phương khu vực Bắc Bộ là rất cao.

Với việc các hồ thuỷ điện lớn ở thượng lưu tăng cường xả lũ và mưa lớn có thể xảy ra, mực nước trên hệ thống các sông tại Hà Nội được nhận định sẽ lên nhanh. Nguy cơ ngập lụt tại những vùng trũng, thấp và khu dân cư ven  sông Bùi, sông Tích, nhất là các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai...

Sẵn sàng sơ tán người dân

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã có công văn gửi các sở ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tập trung triển khai các giải pháp ứng phó từ sớm, từ xa.

Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho biết, căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai, địa phương đã chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Thuỷ điện xả lũ làm gia tăng nguy cơ ngập lụt vùng trũng, thấp và khu dân cư ven sông.

Cùng với huyện Sóc Sơn, các địa phương cũng chú trọng phương án phòng, chống úng ngập nội, ngoại thành. Tập trung hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cây xanh; đặc biệt là phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai…

Trong Công điện số 10/CĐ-UBND ban hành mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh nguy cơ từ bão số 3, đồng thời đề nghị các sở ngành, UBND các quận, huyện, thị xã cần tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và TP Hà Nội trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Trong những giờ tới, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị các đơn vị tiếp tục theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến thời tiết, thiên tai để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền và nhân dân biết, chủ động phòng, tránh.

Cùng với tăng cường công tác kiểm tra an toàn hệ thống cơ sở hạ tầng để kịp thời phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các địa phương sẵn sàng sơ tán, có phương án bảo đảm an toàn đối với người dân ở khu vực nguy hiểm. Trong đó, đặc biệt lưu ý đối với các huyện thường xuyên, trực tiếp bị ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang, lũ quét, sạt lở đất như: Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức. 

 

Nhấn mạnh bão số 3 là cơn bão rất mạnh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương khuvực Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) tuyệt đối không chủ quan, đồng thời cần chủ động cao nhất trong công tác ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ