Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Dự kiến chi gần 1.000 tỷ đồng xây dựng nhà chờ xe buýt

Kinhtedothi - Mới đây, Sở GTVT có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng đồng bộ nhà chờ xe buýt, và các biển quảng cáo trên dải phân cách tại 12 quận huyện theo hình thức đối tác công tư.
 Gần 1.000 tỷ đồng xây dựng nhà chờ xe buýt  tại 12 quận huyện theo hình thức đối tác công tư.
Hiện nay, trong khu vực nội thành TP Hà Nội có 1.078 điểm dừng đón trả khách cho xe buýt, nhưng chỉ 365 nhà chờ có mái che, với nhiều nhà đầu tư tham dự xây dựng khiến các nhà chờ thiếu sự đồng bộ về thiết kế. Việc quản lý, khai thác sau đầu tư chưa được thực hiện thường xuyên dẫn đến mất mỹ quan, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ hành khách.
Với mục tiêu xây dựng đồng bộ nhà chờ xe buýt trên địa bàn thành phố theo hướng hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan đô thị; khắc  phục những tồn tại, hạn chế trong đầu tư, quản lý hệ thống nhà chờ xe buýt trên địa bàn TP, nhằm tăng cường tiếp cận của người dân đối với dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Đồng thời, sắp xếp bố trí lại hệ thống biển thông tin quảng cáo ngoài trời trên các dải phân cách một cách đồng bộ, khoa học, hiện đại và văn minh.
Việc thực hiện dự án xây dựng đồng bộ nhà chờ xe buýt trên địa bàn, và các biển quảng cáo trên dải phân cách tại 12 quận huyện theo hình thức đối tác công tư, phù hợp trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, khi mà nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án sẽ tự thu xếp 100% kinh phí để đầu tư tất cả các hạng mục công trình. Sau đó, kinh doanh quảng cáo một phần diện tích để thu hồi vốn, thời gian dự kiến thu hồi vốn là 20 năm
Quy mô đầu tư, xây dựng và lắp đặt mới 600 nhà chờ xe buýt. Trong đó, 270 nhà chờ được lắp đặt mới và thay thế 330 nhà chờ hiện có theo lộ trình; lắp đặt 1.200 biển thông tin quảng cáo tại cách dải phân cách có bề rộng lớn hơn 2m; lắp 25 màn hình cảm ứng đồng bộ wifi tại một số nhà chờ có vị trí thích hợp. Với tổng vốn đầu tư là gần 1.000 tỷ đồng, dự kiến thời gian xây dựng ban đầu của dự án là 7 năm và thời gian hoạt động trong 20 năm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi sẵn sàng cho đột phá hạ tầng giao thông

Quảng Ngãi sẵn sàng cho đột phá hạ tầng giao thông

09 Jul, 10:10 AM

Kinhtedothi - Thực trạng hạ tầng giao thông chưa đồng bộ đang tạo áp lực lớn cho Quảng Ngãi. Trong khi đó, các dự án cao tốc, đường sắt, sân bay… đã được tỉnh chủ động chuẩn bị kỹ lưỡng, chờ chủ trương từ Trung ương để sẵn sàng bứt phá.

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu cao tốc: Bộ Tài chính đề nghị kiểm tra lại toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu

Vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu cao tốc: Bộ Tài chính đề nghị kiểm tra lại toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu

08 Jul, 02:10 PM

Kinhtedothi – Sau khi bị Phó Thủ tướng phê bình vì báo cáo chậm và chưa làm rõ trách nhiệm, Bộ Tài chính đã có báo cáo mới gửi Thủ tướng, kiến nghị kiểm tra lại toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh – Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước cũ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ