Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội dự kiến đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kinhtedothi - Trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội dự kiến thực hiện 9 nội dung thành phần nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô, với tổng ngân sách đầu tư hơn 2.144 tỷ đồng.
Những năm qua, công tác dân tộc luôn được Trung ương và Hà Nội quan tâm. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên bình diện cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt tại Hà Nội, đến nay đã không còn thôn, xã đặc biệt khó khăn.
Để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Hà Nội sẽ đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII; Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, vừa qua, UBND TP đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030.
Theo ké hoạch, TP đề ra 9 nội dung thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030. Cụ thể là các nội dung: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất, nông, lâm nghiệp, du lịch, củng cố phát triển ngành, nghề truyền thống, làng nghề, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Bên cạnh đó là các nội dung về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Kinh phí: 33,600 tỷ đồng; Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; và truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 là: 2.144,523 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 1.647,702 tỷ đồng; Nguồn vốn sự nghiệp là  496,821 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2026 - 2030 cơ cấu nguồn vốn cụ thể sẽ được xác định sau khi tổng kết giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.
Mục tiêu tổng quát mà Hà Nội hướng đến là phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô toàn diện, bền vững; phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số; thu hẹp dần tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ