Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: hình thành nhiều mô hình nông nghiệp xanh

Kinhtedothi - Nhờ chính sách hỗ trợ của TP, nông dân Thủ đô từng bước thay đổi thói quen sản xuất, nhiều mô hình nông nghiệp xanh được hình thành, phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường sống bền vững.

Chuyển biến từ nhận thức đến hành động

Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường, trên địa bàn TP đã hình thành mô hình nông nghiệp xanh, mang lại hiệu quả rõ rệt.

Sản xuất rau an toàn tại huyện Mê Linh. Ảnh: Lâm Nguyễn

Điển hình là huyện Mê Linh với những cánh đồng xanh ngút cả tầm mắt kể từ khi người nông dân địa phương quen với khái niệm và nếp sản xuất thân thiện môi trường. Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh Nguyễn Thị Chinh chia sẻ, địa phương đã triển khai mô hình “Cánh đồng không bao bì thuốc bảo vệ thực vật” thông qua việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường canh tác kết hợp công tác hỗ trợ chế phẩm vi sinh xử lý phụ phẩm cây trồng, rơm rạ; cung cấp thùng chứa chuyên dụng và thiết bị làm giàu ôxi trong nuôi trồng thủy sản..., qua đó mang lại nhiều kết quả tích cực.

Mê Linh là một trong nhiều địa phương tích cực tiếp cận với những mô hình, giải pháp thay đổi thói quen sản xuất, góp phần xây dựng môi trường sống bền vững trên địa bàn Hà Nội.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Tạ Văn Tường thông tin, đến nay, TP đã chi hơn 28 tỷ đồng cho các hoạt động hỗ trợ bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: gần 10.000 thùng chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp phát; gần 4.800ha rơm rạ được xử lý bằng chế phẩm sinh học tại nhiều địa phương như: Mê Linh, Sơn Tây, Quốc Oai, Gia Lâm. TP cũng đã hỗ trợ 85 cơ sở chăn nuôi và gần 1.000ha nuôi trồng thủy sản xử lý môi trường bằng công nghệ mới.

Việc sử dụng chế phẩm vi sinh thay cho đốt rơm rạ, xử lý phụ phẩm thành phân bón hữu cơ giúp làm sạch đồng ruộng, đồng thời trả lại dinh dưỡng cho đất, hạn chế sâu bệnh, giảm chi phí phân bón, góp phần tăng năng suất. Nhờ vậy, tình trạng đốt rơm rạ giảm mạnh, đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí, nhất là ở các vùng sản xuất lúa tập trung.

"Những kết quả trên cho thấy, chính sách không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, mà còn lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng nông dân” - ông Tạ Văn Tường nhận định.

Hướng tới nền nông nghiệp bền vững

Từ những kết quả ban đầu đáng ghi nhận, năm 2025, TP tiếp tục bố trí 35 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện xử lý môi trường trong trồng trọt. Về chăn nuôi, dự kiến có 457 cơ sở tại các huyện: Mỹ Đức, Thạch Thất, Phúc Thọ, Mê Linh, Chương Mỹ… được hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 16 tỷ đồng. Trong lĩnh vực thủy sản, khoảng 1.054ha nuôi trồng tại các huyện: Ba Vì, Thanh Oai, Ứng Hòa… sẽ được hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng.

Cánh đồng trồng hoa nhài nguyên liệu tại huyện Sóc Sơn. Ảnh: Lâm Nguyễn

Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết, để các chính sách đi vào thực tế, huyện đang chủ động lập kế hoạch, phối hợp các sở, ngành triển khai hỗ trợ phù hợp với đặc thù địa phương. Đồng thời, huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn cho người dân về kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, thu gom bao bì đúng cách và áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi.

Với vai trò cơ quan quản lý, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tiếp tục phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách đúng quy định; đồng thời đẩy mạnh truyền thông chính sách đến người dân thông qua các hội nghị, hội thảo, truyền thông tại cơ sở. TP cũng sẽ hỗ trợ nhân rộng các mô hình nông nghiệp thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải và giảm phát thải khí nhà kính trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

Thực tế cho thấy, các mô hình bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở yếu tố “xanh” mà còn mang đến lợi ích thiết thực về kinh tế, nâng cao chất lượng nông sản, mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp an toàn, hiện đại. Thay đổi tư duy sản xuất từ “nhiều, nhanh” sang “bền vững, sạch”, từ lạm dụng vật tư nông nghiệp sang công nghệ sinh học chính là yêu cầu đặt ra hiện nay.

Từ những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định, chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp của Hà Nội đang hình thành nhiều hơn những cánh đồng “xanh” cũng như thắp lên hy vọng về một nền sản xuất nông nghiệp văn minh, bền vững - vì sức khỏe cộng đồng hôm nay và mai sau. Điều này cần tiếp tục có sự chung sức từ chính quyền các cấp, ngành và đặc biệt là sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

Chính sách bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND thành phố Hà Nội có nội dung như sau:

Đối với trồng trọt: Hỗ trợ 50% kinh phí mua chế phẩm sinh học để xử lý phụ phẩm cây trồng, rơm rạ làm phân bón và thức ăn chăn nuôi tối đa không quá 1,2 triệu đồng/ha. Hỗ trợ tối đa 2 lần/năm và trong 2 năm liên tiếp.

Hỗ trợ 1 lần kinh phí mua thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (2 thùng/ha); hỗ trợ 100% chi phí xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

Đối với chăn nuôi: Hỗ trợ 50% kinh phí mua chế phẩm sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi tối đa không quá 300 triệu đồng/tổ chức, cá nhân. Hỗ trợ tối đa 2 chu kỳ nuôi đối với lợn, gia cầm; 1 chu kỳ nuôi đối với trâu, bò.

Đối với thủy sản: Hỗ trợ 50% kinh phí mua sản phẩm xử lý môi trường nước trong nuôi thủy sản tối đa không quá 15 triệu đồng/ha. Hỗ trợ tối đa 2 năm liên tiếp.

Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí mua thiết bị làm giàu oxi xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản, tối đa không quá 15 triệu đồng/ha.

Trình Quốc hội kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Trình Quốc hội kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đa dạng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Gia Lâm

Đa dạng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Gia Lâm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đại hội Đảng bộ Sở Du lịch Hà Nội nhiệm kỳ 2025- 2030: Đưa Hà Nội thành “đầu tàu" du lịch cả nước

Đại hội Đảng bộ Sở Du lịch Hà Nội nhiệm kỳ 2025- 2030: Đưa Hà Nội thành “đầu tàu" du lịch cả nước

24 Jun, 03:04 PM

Kinhtedothi- Trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ Sở Du lịch Hà Nội cần tăng cường chỉ đạo các bộ phận thực hiện công tác đón khách quốc tế chất lượng cao, đưa Hà Nội thành “đầu tàu” du lịch cả nước. Đó là ý kiến chỉ đạo của Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại Đại hội Đảng bộ Sở Du lịch Hà Nội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2025-2030 tổ chức sáng 24/6.

Công nghệ cảnh báo lũ lụt radar X-band lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam

Công nghệ cảnh báo lũ lụt radar X-band lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam

24 Jun, 02:08 PM

Kinhtedothi - Ngày 24/6, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Nền tảng quản lý rủi ro do tác động của mưa cực đoan ở khu vực nông thôn và thành thị ở Việt Nam” với sự tài trợ từ Chính phủ vùng Flanders (Vương quốc Bỉ).

MB chọn lối đi riêng gỡ nút thắt vốn cho doanh nghiệp siêu nhỏ

MB chọn lối đi riêng gỡ nút thắt vốn cho doanh nghiệp siêu nhỏ

24 Jun, 11:25 AM

Kinhtedothi - Trong khi phần lớn ngân hàng vẫn đặt “sổ đỏ” làm chuẩn đánh giá tín dụng, MB tiên phong dùng dữ liệu vận hành để cấp vốn cho doanh nghiệp nhỏ – một giải pháp mang tính “cởi trói” trong bối cảnh dòng tiền đang là rào cản lớn nhất với hơn 90% doanh nghiệp tại Việt Nam.

Dưa hấu hữu cơ kỳ vọng mở đường mới cho nông sản

Dưa hấu hữu cơ kỳ vọng mở đường mới cho nông sản

24 Jun, 11:08 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh nông dân Quảng Ngãi thường xuyên lao đao vì giá dưa hấu bấp bênh, lệ thuộc thị trường Trung Quốc, mô hình trồng dưa hữu cơ  mở ra hướng đi bền vững, tạo cơ hội nâng tầm nông sản này thành hàng chất lượng cao.

Nam Định kiến tạo sinh kế bền vững từ nông thôn mới

Nam Định kiến tạo sinh kế bền vững từ nông thôn mới

24 Jun, 09:32 AM

Kinhtedothi -Từ cải cách sản xuất nông nghiệp đến phát triển làng nghề, thu hút doanh nghiệp và mở rộng dịch vụ trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nam Định đã từng bước hình thành hệ sinh thái kinh tế nông thôn hiện đại, đa trụ cột, giúp người dân có thu nhập khá, đời sống nâng cao và quê hương ngày càng đáng sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ