Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Hơn 1/3 diện tích gieo cấy vụ Xuân 2023 đã được cấp đủ nước

Kinhtedothi - Sau đợt xả đầu tiên bổ sung nguồn nước sản xuất vụ Xuân 2023 kết thúc, Hà Nội tiếp tục chỉ đạo doanh nghiệp thuỷ lợi vận hành tối đa công suất các trạm bơm để tranh thủ nguồn nước từ hồ chứa thuỷ điện.

Tại trạm bơm dã chiến Phù Sa (thị xã Sơn Tây), sáng nay (18/1), 32 tổ máy bơm, công suất mỗi tổ 1.000m3/giờ, tiếp tục được vận hành để lấy nước sông Hồng dẫn vào hệ thống công trình thủy lợi. Đây là trạm bơm đóng vai trò quan trọng, có nhiệm vụ cấp nước sản xuất cho sản xuất nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây và một số huyện: Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất...

Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi sông Tích Nguyễn Chí Hải cho biết, cùng với trạm bơm dã chiến Phù Sa, hôm nay đơn vị tiếp tục duy trì vận hành hàng chục trạm bơm khác. Đồng thời, phân công cán bộ, công nhân ứng trực 24/24 giờ để lấy nước sản xuất vụ Xuân 2023 cho bà con nông dân.

Công nhân vận hành trạm bơm dã chiến Phù Sa (thị xã Sơn Tây). Ảnh: Lâm Nguyễn.

Cùng với Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi sông Tích, 3 doanh nghiệp thủy lợi khác của Hà Nội cũng đang tích cực vận hành hệ thống trạm bơm phục vụ lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2023. Thống kê ngày hôm nay (18/1), hơn 100 trạm bơm tiếp tục đã được 4 doanh nghiệp vận hành tối đa công suất.

Với sự chủ động, tích cực của các doanh nghiệp thủy lợi, đến sáng nay (18/1), đã có hơn 27.000ha sản xuất vụ Xuân 2023 trên địa bàn TP có nước phục vụ làm đất, đổ ải. Diện tích được cấp đủ nước hiện chiếm khoảng 35% tổng diện tích gieo cấy vụ Xuân 2023 của Hà Nội.

Huyện Ứng Hòa là địa phương có tiến độ lấy nước nhanh nhất của Hà Nội khi đã có hơn 5.000ha được cấp đủ nước (chiếm khoảng 62% tổng diện tích gieo cấy vụ Xuân 2023 của huyện này); tiếp đến là các huyện, thị xã: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thường Tín, Ba Vì, Sơn Tây…

Trong bối cảnh chỉ có hai đợt xả, để bảo đảm mục tiêu chống hạn vụ Xuân 2023, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội Nguyễn Duy Du đề nghị các doanh nghiệp thủy lợi tranh thủ nguồn nước xả tăng cường từ hồ chứa thủy điện; vận hành tối đa hệ thống công trình thủy lợi để thau rửa hệ thống, bơm trữ nước vào các kênh tiêu, ao hồ đầm, vùng trũng.

Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đề nghị các địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây vụ Đông; tích cực phối hợp với doanh nghiệp thủy lợi đưa nước lên ruộng. Thực hiện đưa nước đến đâu, làm đất, giữ nước đến đó, không để thất thoát, lãng phí nguồn nước...

Hàng ngàn héc-ta sản xuất vụ Xuân 2023 của Hà Nội đã có nước

Hàng ngàn héc-ta sản xuất vụ Xuân 2023 của Hà Nội đã có nước

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ