80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội không có ngoại lệ, vùng cấm trong chống hàng giả, buôn lậu

Kinhtedothi - “Các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 TP Hà Nội cần tăng cường chống buôn lậu, hàng giả, TP Hà Nội không có ngoại lệ, không có vùng cấm, trong hoạt động chống buôn lậu”. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ chống hàng lậu, hàng giả những tháng cuối năm 2025 diễn ra sáng 18/7.

Báo cáo của BCĐ 389 TP Hà Nội cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã kiểm tra, bắt giữ 9.582 vụ, xử lý 8.542 vụ buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Qua đó thu nộp ngân sách nhà nước hơn 2.146 tỷ đồng.

Thông tin về các thủ đoạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh cho biết, bên cạnh các thủ đoạn như thành lập nhiều doanh nghiệp, đăng ký tại nhiều địa điểm, hoạt động ở nơi hẻo lánh… Để qua mắt lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát các đối tượng sản xuất hàng giả còn nhập sản phẩm thuốc chính hãng, sau đó thay thế một số viên bằng thuốc giả kém chất lượng nên rất khó phát hiện bằng kiểm tra thông thường. Bên cạnh đó, các đối tượng cũng sử dụng bao bì, nhãn hiệu, tem chống hàng giả sao chép từ hàng thật, thậm chí đặt in màng nhôm, in vỏ hộp giống nguyên mẫu để đánh lừa người tiêu dùng và lực lượng chức năng kiểm tra…

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Hoài Nam

Tại hội nghị, đại diện Chi cục Hải quan Khu vực I TP Hà Nội thông tin, để vận chuyển trái phép vàng miếng, ngoại tệ qua đường hàng không, những đối tượng buôn lậu thường giấu trong hành lý, kiện hàng chuyển phát nhanh. Sân bay, bưu điện, thậm chí là các ứng dụng giao hàng… trở thành điểm trung chuyển hàng hóa vi phạm từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại.

Từ nay đến hết năm 2025, lực lượng chức năng TP Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả. Trong đó, chú trọng kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng cấm, hàng hóa có giá trị kinh tế cao, nhóm hàng mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng; lĩnh vực an toàn thực phẩm, thương mại điện tử...

Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho lực lượng chức năng trong quá trình kiểm tra thị trường đòi hỏi cơ quan lập pháp nên sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung của Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Cụ thể, giao 1 cơ quan (Y tế) chịu trách nhiệm chính về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, sửa đổi Bộ luật Hình sự và các Nghị định xử phạt hành chính liên quan theo hướng tăng nặng chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, quảng cáo sai sự thật, lợi dụng không gian mạng để thu lợi bất chính.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ hàng nhập lậu tại 62 Hàng Giấy. Ảnh: Hoài Nam

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch  UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu, thời gian tới các đơn vị thành viên BCĐ 389 TP Hà Nội tăng cường kiểm tra địa bàn, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm, nhất là kinh doanh trên thương mại điện tử và các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Nâng cao hiệu quả phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng để chủ động phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các phương thức, thủ đoạn mới, nhất là trên không gian mạng.

Đề nghị Văn phòng BCĐ 389 Quốc gia xử lý có quy định về đăng ký kinh doanh, công khai danh tính, trách nhiệm pháp lý trong quảng cáo. Đồng thời, bổ sung, tăng cường nguồn lực, nhân lực, trang thiết bị, vật tư và ứng dụng khoa học công nghệ cho các tổ chức giám định chất lượng, kiểm nghiệm thực phẩm được chỉ định. Qua đó, hỗ trợ các cơ quan thực thi thực hiện kiểm soát, giám sát chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường; bổ sung bố trí kho vật chứng chuyên dụng, có điều kiện bảo quản phù hợp với đặc thù hàng hóa thu giữ như thực phẩm, mỹ phẩm, thiết bị điện tử...

“Cơ quan Thường trực BCĐ 389 Hà Nội phối hợp với các sở, ngành chức rà soát, nâng cấp các trung tâm kiểm định chất lượng cao trên địa bàn thành phố, trang bị các ô tô kiểm định chất lượng hàng hoá để có thể test nhanh hàng hoá trong quá trình kiểm tra, kiểm soát các vụ việc vi phạm”-Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

Hà Nội: chống hàng lậu cần chính sách thiết thực phù hợp thực tế

Hà Nội: chống hàng lậu cần chính sách thiết thực phù hợp thực tế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cà Mau với cơ hội du lịch tăng trưởng mạnh

Cà Mau với cơ hội du lịch tăng trưởng mạnh

18 Jul, 06:37 PM

Kinhtedothi – Tính từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Cà Mau đạt 5,12 triệu lượt, tổng thu ước đạt 4.890 tỷ đồng. Với kế hoạch, hành động cụ thể, dự kiến hết năm 2025, ngành du lịch tỉnh Cà Mau sẽ vượt mức tăng trưởng đã dự tính.

Thị trường carbon: chìa khóa mở đường cho mục tiêu Net Zero 2050

Thị trường carbon: chìa khóa mở đường cho mục tiêu Net Zero 2050

18 Jul, 04:43 PM

Kinhtedothi - Cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đặt Việt Nam trước nhiều mục tiêu kép: giảm phát thải khí nhà kính và duy trì tăng trưởng kinh tế. Diễn đàn “Net Zero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới” do Viện Tư vấn phát triển (CODE) và Tạp chí TheLeader tổ chức ngày 18/7 không chỉ tái khẳng định quyết tâm của Việt Nam mà còn mở ra hướng đi cụ thể thông qua thị trường carbon.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ