Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: khuyến khích đầu tư 8 tuyến đường sắt đô thị ngầm với chiều dài hơn 320km

Kinhtedothi - Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn Hà Nội gồm các dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị ngầm, gồm: 8 tuyến có tổng chiều dài khoảng 320,25km, 191 nhà ga...

Sáng 10/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội (đợt 1) (Thi hành khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2024).

Quang cảnh Kỳ họp

Khuyến khích đầu tư 8 tuyến đường sắt đô thị ngầm, các hầm giao thông đường bộ, bãi đỗ xe ngầm

Theo đó, Nghị quyết quyết nghị ban hành Danh mục các loại công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội bao gồm:

Công trình phục vụ phát triển hệ thống đường sắt đô thị (bao gồm: Tuyến đường sắt đô thị ngầm, nhà ga ngầm và các công trình ngầm khác liên quan).

Công trình ngầm kết nối các công trình ngầm khác với nhau (kết nối ga đường sắt đô thị ngầm, công trình công cộng ngầm, bãi đỗ xe ngầm, lối vào tầng hầm của các công trình thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, văn hóa, thể dục thể thao,…).

Công trình phục vụ hệ thống giao thông đô thị giải quyết các vấn đề cấp bách của đô thị (bao gồm: hầm chui đường bộ, đường bộ ngầm, bãi đỗ xe ngầm).

Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cung cấp năng lượng, phục vụ chiếu sáng công cộng, viễn thông, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, vệ sinh công cộng, an toàn môi trường).

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày Tờ trình về việc ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội

Công trình dịch vụ công cộng ngầm có chức năng văn hóa, thể thao, thương mại, phát triển du lịch.

Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội (đợt 1), bao gồm: Danh mục các dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị ngầm, gồm: 8 tuyến có tổng chiều dài khoảng 320,25km, 191 nhà ga, trong đó có 81,2km đi ngầm và 68 ga ngầm (chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).

Danh mục đầu tư xây dựng hầm giao thông đường bộ, bãi đỗ xe ngầm và công trình công cộng ngầm, gồm: 85 công trình, trong đó có 05 hầm chui đường bộ, 78 bãi đỗ xe ngầm và 2 công trình công cộng.

Danh mục các tuyến phố hạ ngầm hệ thống đường dây, cáp viễn thông, điện lực và các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung, gồm: 95 tuyến phố hạ ngầm hệ thống đường dây, cáp viễn thông, điện lực và các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung.

Thư ký Kỳ họp Lâm Thị Quỳnh Dao trình bày Dự thảo Nghị quyết

UBND TP có trách nhiệm: tổ chức thực hiện Nghị quyết; tuyên truyền, phổ biến và huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng công trình ngầm theo quy định tại Điều 1 và các danh mục tại Điều 2.

Tổ chức sơ kết, tổng kết, điều chỉnh sửa đổi, bổ sung danh mục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Thủ đô. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng hướng dẫn chi tiết về các cơ chế chính sách ưu đãi, trình cấp thẩm quyền ban hành theo quy định; Định kỳ hằng năm rà soát, trình Hội đồng nhân dân TP xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục khi có dự án phát sinh đột xuất (nếu có) để đảm bảo tính linh hoạt.

Giảm xung đột giao thông mặt đất

Trước đó, trình bày Tờ trình về việc ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội (Thi hành khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2024), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, về cơ sở chính trị, pháp lý: Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 giao Ban cán sự đảng Chính phủ chuẩn bị và trình Quốc hội xem xét, thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù và phân cấp cho chính quyền Thủ đô Hà Nội thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết công việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, di sản văn hóa, môi trường, dân cư, tổ chức bộ máy, biên chế,...

Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Đàm Văn Huân báo cáo thẩm tra

Ngày 28/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025) là văn bản pháp lý quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt với TP, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. Trong đó khoản 3 Điều 19 của Luật Thủ đô 2024 quy định: “Hội đồng nhân dân TP ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng.”

Triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024 và Kế hoạch số 11/KH-HĐND ngày 11/9/2024 của HĐND TP, UBND TP đã ban hành các Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 22/7/2024, số 264/KH-UBND ngày 04/9/2024, số 31/KH- UBND ngày 04/02/2025 và Quyết định số 4582/QĐ-UBND ngày 04/9/2024 để triển khai. Trong đó, Viện Quy hoạch xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải (trước sắp xếp) và Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội xây dựng Nghị quyết của HĐND TP cụ thể hóa quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2024 về ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội.

Về cơ sở thực tiễn: Khu vực nội đô lịch sử và mở rộng đã gần như “khai thác tối đa”- mật độ xây dựng, dân số và giao thông ở mức cao, không còn dư địa mở rộng bề mặt. Tình trạng ngập úng cục bộ sau mưa lớn do hệ thống cống thoát nước đã cũ và thiếu khả năng mở rộng trên mặt đất.

Mạng lưới giao thông mặt đất quá tải, ùn tắc kéo dài tại các nút giao trọng điểm, trong khi khả năng mở rộng đường bộ bị giới hạn bởi công tác giải phóng mặt bằng. Mạng lưới hạ tầng kỹ thuật chôn (cống thoát, cấp nước, điện, viễn thông) phân tán và chưa đầy đủ.

Các tầng hầm thương mại - dịch vụ, bãi đỗ xe ngầm mới chỉ trong các dự án riêng lẻ, quy mô nhỏ, chưa tạo chuỗi kết nối giữa các điểm trung chuyển hành khách, trung tâm mua sắm, văn phòng.

Sáng 10/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành Danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội

Không gian ngầm cần được đa dạng hóa về chức năng, từ hoàn thiện mạng lưới giao thông ngầm (tuyến metro, hầm chui cơ giới, hầm đi bộ) để giảm xung đột giao thông mặt đất và kết nối thông suốt giữa đường sắt đô thị, xe buýt và lối đi bộ, đến xây dựng bãi đỗ xe ngầm tập trung tại các khu trung tâm, nhà ga, bệnh viện, trường học nhằm giải quyết tình trạng thiếu chỗ đỗ và giảm chiếm dụng vỉa hè; đồng thời khai thác không gian dưới lòng đất cho trung tâm thương mại, văn hóa và các dịch vụ công cộng, vừa tạo điểm nhấn đô thị, vừa tối ưu hóa quỹ đất hiện hữu.

Nhiều TP lớn trên thế giới (Tokyo, Singapore, Seoul, Paris) đều đã quy hoạch chuyên đề không gian ngầm từ sớm, xây dựng danh mục công trình ưu tiên đầu tư, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, giao thông và dịch vụ công cộng ngầm, đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội rõ rệt.

Việc ban hành danh mục công trình ngầm khuyến khích đầu tư xây dựng (phân loại theo nhóm chức năng, quy mô, khu vực ưu tiên) sẽ giúp TP: Cụ thể hoá phạm vi, tiêu chí, cấp phép dự án; Thống nhất chính sách ưu đãi, khuyến khích liên doanh công- tư (PPP); Tối ưu hoá nguồn lực, tránh trùng lặp và lãng phí; Đòi hỏi cấp bách về phát triển bền vững và cải thiện chất lượng sống; Nâng cấp hệ thống thoát nước theo chiều sâu; Kêu gọi đầu tư vào công trình ngầm - đặc biệt là công trình có tác động lan toả (văn hoá, thương mại, giao thông) - sẽ góp phần giải quyết ùn tắc, ngập úng, giảm phát thải giao thông và nâng cao năng lực cạnh tranh của Thủ đô.

Báo cáo thẩm tra, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Đàm Văn Huân cho biết, việc ban hành Nghị quyết là bước triển khai cụ thể hóa quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2024 nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển không gian ngầm tại Thủ đô trong bối cảnh quỹ đất trên mặt đất ngày càng hạn chế; góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông, ngập úng cục bộ, thiếu bãi đỗ xe và công trình công cộng tại khu vực nội đô. Cùng với đó, tạo hành lang pháp lý để kêu gọi đầu tư, đặc biệt là các công trình quy mô lớn, đa chức năng, có tính lan tỏa như metro ngầm, bãi đỗ xe ngầm, trung tâm văn hóa ngầm...

Kỳ họp 25 HĐND TP Hà Nội xem xét nhiều Nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô

Kỳ họp 25 HĐND TP Hà Nội xem xét nhiều Nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cháy lớn ở vòng xoay Lý Thái Tổ, TP Hồ Chí Minh

Cháy lớn ở vòng xoay Lý Thái Tổ, TP Hồ Chí Minh

11 Jul, 11:48 PM

Kinhtedothi - Mặt tiền hai ngôi nhà 5 tầng ở vòng xoay Lý Thái Tổ (phường Vườn Lài, TP Hồ Chí Minh) bất ngờ cháy dữ dội, rồi lan ra, tạo thành đám cháy lớn khiến nhiều người hốt hoảng.

Thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận quý 2/2025: dấu hiệu hồi phục lan rộng

Thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận quý 2/2025: dấu hiệu hồi phục lan rộng

11 Jul, 11:09 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7/2025, DKRA Consulting – Thương hiệu nghiên cứu & tư vấn phát triển thuộc DKRA Group vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản nhà ở TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận quý 2/2025. Báo cáo ghi nhận hàng loạt tín hiệu tích cực ở hầu hết các phân khúc, đặc biệt là căn hộ và nhà phố/biệt thự, trong bối cảnh chính sách pháp lý mới chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.

Tin tức tổng hợp 21h ngày 11/7/2025: Lũ trên các sông Bắc Bộ có thể lên cao tới 4m

Tin tức tổng hợp 21h ngày 11/7/2025: Lũ trên các sông Bắc Bộ có thể lên cao tới 4m

11 Jul, 09:47 PM

Kinhtedothi - Bản tin lúc 21 giờ 00 ngày 11/7/2025, gồm những tin chính sau: Lũ lụt trên các con sông ở miền Bắc có thể dâng cao tới 4m; Cận cảnh quá trình phá dỡ tòa nhà "Hàm Cá Mập" sau gần 1 tháng thi công; Clip gây xôn xao người nhà tố cáo bệnh viện Thanh Hóa chuyển viện chậm; Học sinh tại TP Hồ Chí Minh rơi vào bẫy 'bắt cóc trực tuyến'; Nữ sinh để lại thư tuyệt mệnh, xin trả nợ 7 triệu đồng vay qua ứng dụng rồi tự tử....

Hà Nội biểu dương gương điển hình tiên tiến tiêu biểu Công an Thủ đô

Hà Nội biểu dương gương điển hình tiên tiến tiêu biểu Công an Thủ đô

11 Jul, 08:21 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, UBND TP Hà Nội tổ chức gặp mặt, biểu dương điển hình tiên tiến tiêu biểu của Công an Thủ đô và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ