Hà Nội: kiểm soát chặt chẽ hàng quán bán tại các lễ hội
Theo đó, tại khu Văn Từ Thượng Phúc (xã Văn Bình), huyện Thường Tín đã diễn ra lễ khai bút và sản xuất các làng nghề, trồng cây đầu Xuân Ất Tỵ, khai mùa du lịch huyện Thường Tín năm 2025.
Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho biết, đây là sự kiện đặc biệt đầu Xuân của huyện nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống hiếu học, truyền thống khoa bảng, đất danh hương, trăm nghề của người Thượng Phúc xưa - Thường Tín ngày nay. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương để mỗi con người nơi đây thêm hăng say học tập, lao động, sản xuất, xây dựng quê hương, Thủ đô.

Cùng ngày, Đoàn kiểm tra tiếp tục làm việc và kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì).
Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho biết, ngay từ trước Tết Nguyên đán, huyện đã xây dựng kế hoạch, các phương án và đã thống kê các lễ hội sẽ tổ chức trong năm 2025, giao ban chỉ đạo tất cả các xã, thị trấn để quán triệt tinh thần chung của TP về quy tắc ứng xử, văn minh trong lễ hội.
Huyện cũng thành lập 3 đoàn kiểm tra lễ hội, công tác thờ tự tại các di tích lịch sử văn hóa để chấn chỉnh ngay nếu có xảy ra vấn đề. Ngoài ra, các bộ phận chức năng như công an, y tế, quản lý thị trường, môi trường… đều có sự phân công nhiệm vụ cụ thể tại các lễ hội, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, chống các hình thức cờ bạc trá hình, mê tín dị đoan…

Lễ hội làng Triều Khúc được diễn ra từ mùng 9 - 12 tháng Giêng hàng năm. Không gian lễ hội được tổ chức tại cụm di tích lịch sử đình và đền Triều Khúc. Quá trình ra đời và phát triển lâu dài của lễ hội đã thể hiện được lịch sử hình thành của làng Triều Khúc; gắn với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian.
Lễ hội là sự phản ánh ước nguyện về một cuộc sống “người yên vật thịnh” mà biểu trưng là toàn thể Nhân dân trong thôn Triều Khúc tưng bừng tham gia vào quá trình rước và thực hiện các nghi thức của lễ hội.
Ghi nhận công tác chuẩn bị cũng như tổ chức lễ hội chu đáo của các địa phương, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Phạm Xuân Tài – Trưởng đoàn kiểm tra mong muốn các địa phương tiếp tục cố gắng bảo tồn, gìn giữ những nét đẹp truyền thống trong lễ hội. Bên cạnh đó lưu ý việc tổ chức lễ hội cần chuẩn chỉnh, góp phần tôn vinh, phát huy giá trị di tích và bản sắc văn hóa truyền thống.
"Mỗi địa phương cần có những biện pháp kiểm soát văn hóa ứng xử, văn minh của người tham gia lễ hội, khi vào di tích. Đối với quy trình thực hiện các nghi lễ cần đảm bảo an toàn, đúng nghi lễ truyền thống, các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa – thể thao diễn ra vui tươi, lành mạnh, không có cờ bạc trá hình. Đặc biệt, cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hàng quán, đảm bảo hàng hóa rõ nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…" - ông Phạm Xuân Tài nhấn mạnh.
Hà Nội: Hàng nghìn người chiêm ngưỡng màn “kiệu bay” tại lễ hội làng Phú Đô
Kinhtedothi - Sáng 5/2 (tức mùng 8 tháng Giêng), lễ hội làng Phú Đô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tổ chức 5 năm một lần, trong đó nổi bật và đặc sắc nhất là màn "kiệu bay".

Giữ gìn, phát triển thể thao truyền thống qua các lễ hội
Kinhtedothi - Trong dịp đầu năm mới, các trò chơi dân gian, môn thể thao truyền thống lại được tổ chức rộng rãi tại khắp các địa phương. Hoạt động này thể hiện tinh thần thượng võ, thúc đẩy phong trào rèn luyện sức khỏe để xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Hàng nghìn du khách đổ về lễ hội "mở cổng trời" trên đỉnh núi Nưa
Kinhtedothi - Bất chấp mưa rét, hàng nghìn du khách vẫn đổ về Khu di tích Am Tiên (Thanh Hóa) dự lễ hội “mở cổng trời”. Nghi lễ linh thiêng này mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thu hút người dân hành hương cầu may mắn, bình an đầu năm.