Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: một người đàn ông bị suy thận cấp, tiêu cơ vân do say nóng

Kinhtedothi - Ngày 6/6, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết, trong đợt nắng nóng gay gắt vừa qua, đơn vị đã cấp cứu thành công cho bệnh nhân bị say nóng nghiêm trọng, biến chứng suy thận cấp và tiêu cơ vân.

Trường hợp này là lời cảnh báo rõ ràng về nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng do thời tiết nắng nóng, đặc biệt với người lao động ngoài trời hoặc trong môi trường kém thông gió.

Cụ thể, nam bệnh nhân T.T.A, sinh năm 1995, trú tại quận Long Biên, Hà Nội được đưa đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trong tình trạng nguy kịch, đau nhức cơ toàn thân, chuột rút nhiều nhóm cơ, khát nước dữ dội, choáng váng, da ẩm lạnh, mạch nhanh tới 170 lần/phút và dấu hiệu cô đặc máu nặng. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị say nóng, biến chứng suy thận cấp và tiêu cơ vân dựa trên triệu chứng lâm sàng.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khám cho bệnh nhân bị say nóng.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã triển khai điều trị tích cực, không chờ kết quả xét nghiệm: giảm đau, truyền dịch khối lượng lớn để bù nước và điện giải, đồng thời theo dõi sát sao với xét nghiệm 3 giờ/lần. Kết quả xác nhận tình trạng suy thận cấp (creatinine và urê máu tăng cao), tiêu cơ vân (CK tăng mạnh), kèm theo hạ kali máu và rối loạn thăng bằng kiềm toan nghiêm trọng.

Sau 3 giờ truyền 1.700ml dịch, các chỉ số bắt đầu cải thiện rõ rệt. Đến giờ thứ 8, sau khi đã bù tổng cộng 4.000ml dịch, bệnh nhân hết toan chuyển hóa và tiểu được trở lại. Hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định, chức năng thận phục hồi tốt, lượng nước tiểu bình thường. Tuy nhiên, tình trạng tiêu cơ vân vẫn cần theo dõi và điều trị tiếp.

Trước khi nhập viện, nam bệnh nhân này đã làm việc trong xưởng sản xuất từ 13 - 16 giờ, trong điều kiện thời tiết oi nóng 38 – 39°C, thông gió kém. Trong ca làm việc, anh A vã nhiều mồ hôi, đau mỏi cơ tay chân, cuối cùng dẫn đến chuột rút nghiêm trọng. Đáng chú ý, suốt thời gian làm việc, anh không uống đủ nước.

Bác sĩ Nguyễn Duy Toản – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, say nóng là tình trạng cơ thể mất khả năng điều hòa nhiệt độ do tiếp xúc với nhiệt độ cao và/hoặc gắng sức kéo dài. Khi cơ chế điều nhiệt quá tải, hệ thần kinh T.Ư bị rối loạn. Nếu không được xử lý kịp thời, say nóng có thể tiến triển thành sốc nhiệt, đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân chính do không bổ sung đủ nước khi trời nắng nóng, làm việc trong môi trường kém thông gió, tiếp xúc trực tiếp với nắng trong thời gian dài. Độ ẩm không khí từ 60% trở lên cũng làm giảm khả năng bốc hơi mồ hôi, khiến cơ thể khó tỏa nhiệt.

Để phòng ngừa say nóng, các bác sĩ khuyến cáo, mỗi người uống đủ nước mỗi ngày (2 – 3 lít), tăng lượng khi lao động nặng; tránh ra ngoài trời từ 10 - 16 giờ; đảm bảo nơi làm việc thông thoáng, có quạt hoặc điều hòa; nhận biết sớm các dấu hiệu như choáng váng, đau đầu, buồn nôn để xử trí kịp thời.

Phú Thọ: 7 ca cấp cứu vì say nắng, một bệnh nhân nguy kịch

Phú Thọ: 7 ca cấp cứu vì say nắng, một bệnh nhân nguy kịch

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Luật BHYT sửa đổi, bổ sung: nhiều thay đổi, tác động tích cực với người tham gia

Luật BHYT sửa đổi, bổ sung: nhiều thay đổi, tác động tích cực với người tham gia

16 Jun, 11:42 AM

Kinhtedothi - Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 mang lại nhiều thay đổi, tác động tích cực đối với người tham gia BHYT, đặc biệt là về quyền lợi và thủ tục khám chữa bệnh (KCB). Các thay đổi này hướng đến việc mở rộng phạm vi bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tiếp cận dịch vụ y tế, đồng thời tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý quỹ BHYT.

Hà Nội: tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,51% dân số

Hà Nội: tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,51% dân số

16 Jun, 08:52 AM

Kinhtedothi - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I cho biết, trong 30 năm qua (1995 - 2025), số người tham gia bảo hiểm BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tăng nhanh qua các năm và đều hoàn thành, hoàn thành vượt kế hoạch được giao.

Phòng ngừa sốt xuất huyết giảm nguy cơ bệnh nặng, tử vong

Phòng ngừa sốt xuất huyết giảm nguy cơ bệnh nặng, tử vong

14 Jun, 07:46 PM

Kinhtedothi - Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) hiện vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm gây gánh nặng lớn tại Việt Nam. Không chỉ số ca mắc dao động hàng trăm nghìn mỗi năm, bệnh còn diễn biến ngày càng khó lường, xảy ra quanh năm, trên diện rộng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ