Kinhtedothi - Từ nay đến hết ngày 25/8, trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh, TP khu vực phía Bắc tiếp tục có mưa lớn; nguy cơ xảy ra úng ngập vùng trũng, thấp và lũ quét, sạt lở đất.
Mưa lớn tiếp diễn, lũ trên các sông tại Hà Nội sẽ lên nhanh.
Từ đêm 22/8 đến ngày 23/8, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra mưa to đến rất to; lượng mưa phổ biến từ 50 - 100mm, có nơi lớn hơn, như: Sóc Sơn 215,6mm, Hoài Đức 193,6mm, Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm) 145,6mm, Phúc Thọ 128,8mm, Sơn Tây 117,9mm...
Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và trung du Bắc Bộ đưa ra nhận định: từ nay đến chiều tối 25/8, TP Hà Nội tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to kèm dông, lốc, sét, gió giật mạnh.
Tổng lượng mưa trong đợt này phổ biến từ 50 - 100mm, có nơi cao hơn 120mm. Từ đêm 25/8, mưa lớn tại TP Hà Nội có khả năng giảm về cường độ và diện mưa.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, những ngày tới, lũ trên các sông: Bùi, Tích, Cà Lồ sẽ tiếp tục lên nhanh. Các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn... cần đề phòng nguy cơ ngập lụt khu dân cư, sản xuất nông nghiệp ở vùng trũng thấp, ven sông.
Cũng theo nhận định của cơ quan khí tượng thuỷ văn, sau thời gian này, miền Bắc giảm mưa đến hết tháng 8. Sang tháng 9, miền Bắc tiếp tục xảy ra nhiều đợt mưa vừa, mưa to, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vẫn ở mức cao đến rất cao.
Kinhtedothi - Từng ghi nhận thiệt hại do hồ thuỷ điện Thác Bà xả lũ nên công tác bảo đảm an toàn khi vận hành điều tiết lũ tại hồ Thác Bà và cả hồ Tuyên Quang hiện nay đang các địa phương rất quan tâm.
Kinhtedothi - Từ đêm 20/8 đến ngày 22/8, tại nhiều tỉnh thành phía Bắc sẽ có mưa vừa, mưa to. Bộ NN&PTNT đã có văn bản đề nghị các địa phương tập trung ứng phó.
Kinhtedothi - Chiều tối 21/8, Bộ NN&PTNT đã có công điện, lệnh 2 doanh nghiệp thuỷ điện Tuyên Quang và Thác Bà thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.
Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.
Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.
Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.
Kinhtedothi - Ngày 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định số 696/QĐ-TTg và 698/QĐ-TTg công nhận 2 huyện Trực Ninh và Xuân Trường, tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.