Kinhtedothi - Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, một trong những nguyên nhân gây sạt lở tại khu vực bãi bồi trên sông Hồng đoạn qua “xã đảo” Minh Châu và thị trấn Tây Đằng (huyện Ba Vì) là do mực nước sông ngày một hạ thấp làm biến đổi dòng chảy của con sông.
Khu vực bãi bồi trên sông Hồng bị sạt lở thuộc địa phận huyện Ba Vì (TP Hà Nội).
Những ngày qua, khu vực bãi bồi trên sông Hồng thuộc “xã đảo” Minh Châu đang bị sạt lở nghiêm trọng. Ghi nhận cho thấy, chiều dài cung sạt thứ nhất khoảng 500m, ảnh hưởng đến nhiều diện tích hoa màu của người dân.
Vị trí cung sạt thứ hai nằm ở dưới chân kè hiện có (đã được xây dựng từ năm 2010); chiều dài cung sạt dài khoảng 200m, chênh cao giữa mặt bãi cao với mặt nước từ 2 - 5m tạo thành các vách sạt dựng đứng.
Lý giải về sự cố thiên tai trên, đại diện Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai (Sở NN&PTNT Hà Nội) cho biết, nguyên nhân do mực nước sông Hồng ngày một hạ thấp đã làm biến đổi dòng chảy sông Hồng. Bên cạnh đó là ảnh hưởng của việc điều tiết nước của các hồ chứa thủy điện và tác động của mưa lớn kéo dài.
Hiện, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có văn bản đề xuất UBND huyện Ba Vì chỉ đạo các phòng, ban chức năng của huyện, UBND xã Minh Châu, UBND thị trấn Tây Đằng phối hợp với Hạt Quản lý đê số 1 tổ chức cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại khu vực sạt lở; thông tin đến người dân trong khu vực được biết, hạn chế qua lại khu vực sạt lở.
Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đề nghị UBND huyện Ba Vì tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố sạt lở, có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảm an toàn; thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP, Sở NN&PTNT Hà Nội mọi diễn biến sạt lở tại khu vực trên để chỉ đạo ứng phó kịp thời.
Kinhtedothi - Từ tối nay (15/5) đến ngày 16/5, trên địa bàn Hà Nội dự kiến sẽ tiếp tục có mưa. Đại diện Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP đề nghị chính quyền và người dân các địa phương đề phòng nguy cơ sạt lở đất.
Kinhtedothi - Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp trên địa bàn cả nước, để lại hậu quả hết sức nặng nề về người và tài sản.
Kinhtedothi - Năm 2023 và những tháng đã qua của năm 2024, thiên tai xảy ra trên địa bàn Hà Nội đã ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống, sản xuất của người dân. Việc chủ động ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” là yêu cầu đặt ra cấp thiết.
Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.
Kinhtedothi - Hàng trăm triệu mét vuông đất được hiến, hàng triệu ngày công đóng góp,…. chương trình xây dựng nông thôn mới tại Sơn La đã huy động hiệu quả sức dân, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.
Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".
Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.