Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội nhận định 10 tình huống thiên tai có thể xảy ra trong năm 2023

Kinhtedothi - Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết tại Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung có những yếu tố bất thường, cực đoan; các loại hình thiên tai thường xảy ra với cường độ lớn, không theo quy luật.

Dự báo năm 2023, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) có khả năng chịu ảnh hưởng của 2 - 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới; 6 - 8 đợt mưa lớn diện rộng, tập trung từ nay cho đến tháng 9/2023; cùng nhiều loại hình thiên tai khác như nắng nóng, mưa lớn, dông, lốc, sét…

Trên cơ sở dự báo tình hình thời tiết, Hà Nội đã nhận định 10 tình huống thiên tai có thể xảy ra trong năm 2023. Cụ thể là: Bão mạnh, siêu bão, mưa lớn ngập úng khu vực ngoại thành; Vỡ đê trọng điểm đê, kè Cổ Đô bờ hữu sông Hồng (huyện Ba Vì); Vỡ đê hữu Hồng trọng điểm cống Cẩm Đình (huyện Phúc Thọ); Vỡ trọng điểm cống Liên Mạc đê hữu Hồng. 

Hà Nội đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp đê kè bảo vệ bờ hữu sông Hồng.

Các tình huống thiên tai khác có thể xảy ra là: Vỡ đê kè Xuân Canh - Cống Long Tửu, đê tả Đuống (huyện Đông Anh); Vỡ đê tả Bùi, tả Tích, lũ quét rừng ngang (huyện Chương Mỹ); Vỡ đê sông Mỹ Hà (huyện Mỹ Đức); Vỡ đập, hồ thuỷ lợi; Động đất và các thảm hoạ khác (sập đổ công trình, rò rỉ hoá chất…).

Theo đánh giá, TP Hà Nội có diện tích rộng, địa hình đa dạng. Hệ thống đê điều, hồ đập và các công trình phòng, chống lụt bão đã được đầu tư tu bổ, nhưng nhiều năm qua chưa phải chịu thử thách của mưa, lũ, bão lớn. Do vậy, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong phòng, chống, cứu trợ là hết sức quan trọng.

Để chủ động ứng phó nguy cơ thiên tai, bảo đảm đời sống nhân dân, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà đã phê duyệt phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân khi có sự cố thiên tai trên địa bàn Hà Nội năm 2023. Chỉ đạo triển khai đồng bộ từ TP đến cơ sở, không để tình trạng lúng túng, bị động khi các tình huống sự cố, thiên tai xảy ra.

Trên cơ sở phương án được UBND TP Hà Nội phê duyệt, Sở Công Thương đã và đang phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại đăng ký tham gia chương trình dự trữ hàng cứu trợ khẩn cấp; thực hiện dự trữ hàng cứu trợ khẩn cấp.

Các mặt hàng dự trữ theo danh mục được UBND TP phê huyệt bao gồm: Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, lương khô, nước uống, dầu ăn, nến thắp sáng, thực phẩm chế biến, gạo… Dự kiến tổng nguồn hàng cứu trợ cho khoảng 250.000 người, trong 7 ngày liên tục là gần 110 tỷ đồng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

Xuất khẩu thuỷ sản lúng túng trong “bão” thuế

08 Apr, 03:18 PM

Kinhtedothi- Thủy sản Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức từ thị trường Mỹ bởi những quy định bất lợi và chính sách thuế mới. Lo ngại tăng trưởng xuất khẩu, uy tín của ngành hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng là nỗi trăn trở chung của các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản Việt Nam hiện nay.

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ