80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội nỗ lực bảo vệ chim hoang dã

Kinhtedothi - Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim hoang dã là nhiệm vụ quan trọng mà các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn Hà Nội đang nỗ lực thực hiện nhằm cải thiện tình trạng suy giảm đa dạng sinh học của Thủ đô.

Siết kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm

Thời gian qua, khu vực ven sông Hồng thuộc xã Đại Mạch (huyện Đông Anh), người dân sử dụng lưới tàng hình, chim mồi để bẫy, bắt chim hoang dã trái phép. Còn tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) sau khi bẫy được chim hoang dã, người dân còn ngang nhiên giết thịt, bày bán ngay trên đường gom Đại lộ Thăng Long, gây bức xúc trong xã hội.

Lực lượng Kiểm lâm Hà Nội lập biên bản xử phạt trường hợp buôn bán chim hoang dã tại huyện Quốc Oai. Ảnh: Bình Minh

Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, nguyên nhân là do một số đối tượng lợi dụng mùa chim di cư từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau để săn bắt, buôn bán. Trong khoảng thời gian này, các đối tượng bắt được hàng nghìn con chim hoang dã như chim sẻ, rẽ giun, chim ngói, cò trắng, gà đồng và một số loài thuộc nhóm nguy cấp cần bảo vệ như vạc, chim diệc xanh, chim giang sen… Việc săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư đã làm suy giảm số lượng, thành phần một số loài, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng đến việc thực thi các cam kết quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học mà Việt Nam là thành viên.

Để ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng săn bắt, bẫy, mua, bán động vật hoang dã, chim di cư trái pháp luật, ngày 16/11/2023, Chi cục Kiểm lâm
Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo lực lượng kiểm lâm cơ sở tăng cường công tác quản lý địa bàn. Đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tuần tra, kiểm soát các tuyến phố, chợ buôn bán chim cảnh, khu vực có loài chim hoang dã di cư và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Qua kiểm tra, lực lượng kiểm lâm

Hà Nội đã phát hiện, lập biên bản vi phạm 4 trường hợp tàng trữ, buôn bán chim hoang dã trái phép trên địa bàn huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ, xử phạt vi phạm hành chính 65,25 triệu đồng. Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm còn tịch thu 46 cá thể chim hoang dã nằm trong nhóm IIB (động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm), 185 cá thể chim thuộc nhóm thông thường và 20kg bộ phận chim hoang dã.

Nâng cao nhận thức bảo vệ chim hoang dã

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Lê Minh Tuyên cho biết, hằng năm đơn vị đều tham mưu cho Sở NN&PTNT Hà Nội ban hành nhiều văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ chim hoang dã, chim di cư cho Nhân dân. Đồng thời, nghiêm cấm các hành vi mua, bán, bẫy, bắt, chế tác, quảng cáo sử dụng trái pháp luật các loài động vật hoang dã, nhất là các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các đối tượng vi phạm; lập biên bản và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật.

Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội Lương Xuân Hồng chia sẻ, các quy định của pháp luật tương đối rõ và chặt chẽ về xử lý các hành vi liên quan đến hoạt động săn bắt, buôn bán động vật hoang dã. Cụ thể, theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 84/2021/NĐ-CP), các loài chim trời đều được coi là động vật hoang dã, người kinh doanh mặt hàng này phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Quy định tại Điều 21, 22 và 23 của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 07/2022/NĐ-CP), mọi hành vi săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép chim hoang dã (không phải loài nguy cấp, quý, hiếm) có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự về tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” theo Điều 234; tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm" theo Điều 244, Bộ luật Hình sự năm 2015 bổ sung năm 2017.

 

Sở NN&PTNT Hà Nội vừa ban hành văn bản yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ chim hoang dã. Đồng thời, Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm Hà Nội xử lý nghiêm các trường hợp săn bắt, buôn bán trái phép các loài chim hoang dã, nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Bỏ quy định dừng nhập khẩu động vật hoang dã

Bỏ quy định dừng nhập khẩu động vật hoang dã

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

Bức tranh nông thôn mới ở miền biên viễn Điện Biên

14 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi – Từ vùng đất nông nghiệp truyền thống, nhiều bản làng ở Điện Biên đã “thay da đổi thịt” nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Không chỉ là những con đường bê tông, nhà văn hóa khang trang, mà còn là sự đổi thay trong tư duy phát triển, ứng dụng công nghệ và phát huy nội lực cộng đồng.

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

Quảng Ngãi: gõ cửa từng nhà, gom dữ liệu nông thôn

07 Jul, 10:41 AM

Kinhtedothi-Từ đầu tháng 7, Quảng Ngãi đồng loạt ra quân thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025. Dữ liệu thu thập lần này sẽ là cơ sở quan trọng cho hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn phù hợp với giai đoạn mới, đặc biệt sau khi địa phương mở rộng địa giới hành chính.

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ