Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Quản chặt chất lượng thực phẩm phục vụ Tết Tân Sửu 2021

Kinhtedothi - Chiều 29/12, Bộ NN&PTNT đã làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và lễ hội năm 2021.
Thông tin tại cuộc làm việc, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Tân Sửu và lễ hội năm 2021, ngành nông nghiệp đã tăng cường kiểm tra, hậu kiểm chất lượng an toàn thực phẩm.
Từ ngày 15/12 đến nay, ngành nông nghiệp đã lấy 42 mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản nhằm giám sát chỉ tiêu an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, và sản phẩm từ các tỉnh TP, sản phẩm nhập khẩu lưu thông trên địa bàn. Qua đó, phát hiện 2 mẫu thịt nhiễm vi phạm về chỉ tiêu Salmonella.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra hoạt động tại cơ sở sản xuất thịt lợn theo chuỗi tại huyện Thanh Oai
Các đơn vị của Sở NN&PTNT cũng đã kiểm tra tại 42 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 25 cơ sở. Phát hiện 6 cơ sở vi phạm, phạt vi phạm hành chính với số tiền 22,25 triệu đồng. Trạm chăn nuôi và thú y của 30 quận, huyện phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành của quận, huyện kiểm tra 1.526 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và xử lý 41 trường hợp vi phạm.
Cho ý kiến tại hội nghị, đại diện các đơn vị của Bộ NN&PTNT yêu cầu ngành nông nghiệp Hà Nội cần tăng cường kiểm tra vật tư đầu vào, tập trung vào sản xuất nông nghiệp an toàn để kiểm soát nguồn gốc xuất xứ. Cùng với đó, các sở ngành của TP cần tăng cường kiểm soát mặt hàng nông sản, thực phẩm từ các tỉnh, TP về Hà Nội tiêu thụ nhằm cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Thủ đô.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, về nguồn cung nông sản thực phẩm, Hà Nội đã chỉ đạo các doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ để cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Từ nay đến Tết Nguyên đán do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các sở ngành tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc các mặt hàng nông sản, thực phẩm bán trên thị trường.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao Hà Nội đã chủ động nguồn cung nông sản, thực phẩm tương đối dồi dào. TP cũng đã làm tốt an toàn thực phẩm, rà soát chuỗi từ sản xuất đến sơ chế, chế biến tiêu thụ sản phẩm rất chặt chẽ. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng chỉ ra những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của Hà Nội như: Giết mổ nhỏ lẻ, phân phối ở chợ cóc, chợ tạm vẫn còn, mất an toàn thực phẩm vẫn luôn thường trực.
Trước thực trạng trên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu Hà Nội tập trung rà soát an toàn thực phẩm từ gốc, đặc biệt là các chuỗi. Mở rộng liên kết với các tỉnh, TP để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Thủ đô. Cùng với đó, Hà Nội cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để không bùng phát trên diện rộng…
Trước đó, Đoàn công tác Bộ NN&PTNT đã đi kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất - kinh doanh tại chuỗi chăn nuôi thực phẩm A-Z của Hợp tác xã Hoàng Long ở xã Tân Ước (huyện Thanh Oai).
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

10 Jul, 04:47 PM

(Tieudung.vn) - Theo quan niệm của Đông y, mỡ lợn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết nhuận táo, hành thủy tán phong, giải độc. Mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào, rán, nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do là chất béo, loại thực phẩm này có thể trở thành con...

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ