Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội quy định điều kiện để được công nhận làng nghề truyền thống

Lâm Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” năm 2020.

Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất của cả nước. Ảnh minh họa
Theo kế hoạch, danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” năm 2020 sẽ được xét công nhận cho các làng có nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm. Đồng thời, đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
Ngoài ra, nghề phải tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân, hoặc tên tuổi của làng nghề.
Đối với các làng nghề, sẽ được xét công nhận khi có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn. Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Đồng thời, đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thời gian tới, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tham mưu Sở NN&PTNT trình UBND TP ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và tổ giúp việc; tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét công nhận danh hiệu làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống từ các quận, huyện, thị xã. Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trình hội đồng thẩm định TP, xét công nhận danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống”.
Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã có làng nghề có trách nhiệm lập hồ sơ và hướng dẫn các cơ sở “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” trên địa bàn hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” theo quy định...