Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội sẽ đóng cửa các lò đốt rác thải y tế tại bệnh viện

Kinhtedothi - Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, đến năm 2020, TP sẽ đóng cửa hoàn toàn các lò đốt chất thải rắn y tế, chuyển sang xử lý theo mô hình tập trung.
Hiện Hà Nội có 41 bệnh viện công lập, 30 trung tâm y tế cấp quận, huyện với 10.750 giường bệnh. Khối y tế ngoài công lập có 34 bệnh viện tư nhân với 2.931 giường; số giường bệnh của nhóm phòng khám đa khoa, chuyên khoa và cơ sở dịch vụ y tế khoảng 1.317 giường.

Với tổng số 12.067 giường bệnh, hiện mỗi ngày các cơ sở y tế của Hà Nội thải ra khoảng hơn 24.200 tấn chất thải rắn, hơn 10.400m3 chất thải lỏng.
Hiện vẫn còn một số bệnh viện xử lý chất thải rắn theo mô hình tại chỗ như: Bệnh viện Tâm thần Mỹ Đức; các bệnh viện đa khoa: Mỹ Đức; Vân Đình; Thanh Oai.

Phần lớn các bệnh viện, trung tâm y tế còn lại xử lý chất thải rắn theo mô hình tập trung, ký hợp đồng với đơn vị VSMT địa phương hoặc Công ty Urenco 10.

Ngoài ra còn 2 bệnh viện: Y học cổ truyền Hà Đông (150 giường) và Phục hồi chức năng (130 giường) chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải lỏng.

Nhiều bệnh viện, hệ thống xử lý chất thải lỏng đã xuống cấp như bệnh viện; K, E, Bưu điện, Răng hàm mặt, Nhi trung ương, Phụ sản trung ương....

Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu phương tiện thu gom, vận chuyển chuyên dụng.

Đối với chất thải lỏng, hệ thống xử lý ở nhiều nơi đã xuống cấp nhưng chưa được đầu tư xử lý; thiếu kinh phí bảo dưỡng duy trì; thiếu kinh phí mua sắm trang thiết bị, hoa chất để xử lý...

Sở Y tế Hà Nội đặt mục tiêu, đến năm 2020, 100% chất thải rắn y tế trên địa bàn TP sẽ được xử lý đúng quy định để bảo vệ môi trường. Sở cũng kiến nghị TP rà soát, xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí để từng bước nâng cấp hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở y tế công lập.

Ngoài ra, đại diện Sở Y tế Hà Nội còn đề xuất được cho thêm 1 biên chế cán bộ chuyên trách công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế cấp quận, huyện.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ