Kinhtedothi - Năm 2025, TP Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế. Đồng thời, đề xuất Hội đồng Thủ công thế giới đánh giá, xem xét công nhận 2 làng nghề trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về Phát triển ngành nghề nông thôn TP Hà Nội năm 2025.
Nghề sản xuất nón lá ở làng Chuông (huyện Thanh Oai).
Theo kế hoạch, năm 2025, Hà Nội sẽ triển khai thực hiện Đề án tổng thể phát triển làng nghề giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nghiên cứu xây dựng chính sách tổng thể hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề Hà Nội quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐCP của Chính phủ và Luật Thủ đô 2024.
UBND TP Hà Nội cũng xét công nhận 10 danh hiệu “Làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” năm 2025 cho các làng. Tiếp tục tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề TP Hà Nội năm 2025.
Đáng chú ý, Hà Nội sẽ lên kế hoạch để tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế. Đồng thời, đề xuất Hội đồng thủ công thế giới đánh giá, xem xét công nhận 2 làng nghề trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Để triển khai Kế hoạch số 81/KH-UBND, UBND TP Hà Nội sẽ thực hiện một số giải pháp, trong đó có việc xây dựng và thực hiện các chính sách; áp dụng khoa học và công nghệ; đào tạo nhân lực; tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến thương mại; hỗ trợ vốn và phổ biến chính sách thuế…
Liên quan đến kinh phí triển khai, UBND TP Hà Nội giao các sở, ngành, các địa phương, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động thực hiện kế hoạch từ nguồn kinh phí được giao và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Kinhtedothi - Sáng 1/3, hàng trăm người dân và du khách đã đổ về sân khấu Phố đi bộ thị xã Sơn Tây, tham dự ‘Hội thi bánh tẻ truyền thống lần thứ hai - năm 2025’.
Kinhtedothi-Các làng nghề ở Hà Nam đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao. Trước xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các làng nghề cần linh hoạt đổi mới để phát triển bền vững.
Kinhtedothi - Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) có tuổi đời trên trăm năm tuổi, là đặc sản trứ danh của tỉnh Bến Tre. Người dân của làng nghề ngày càng đa dạng hóa sản phẩm để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.
Kinhtedothi - Ngày 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký các Quyết định số 696/QĐ-TTg và 698/QĐ-TTg công nhận 2 huyện Trực Ninh và Xuân Trường, tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.
Kinhtedothi – Từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.
Kinhtedothi - Chiều 27/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 02 huyện Thanh Oai, Hà Nội tổ chức hội nghị Công bố quyết định, trao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu năm 2024.
Kinhtedothi - Năm 2025, toàn tỉnh Hải Dương phấn đấu duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chỉ đảm bảo 100% số xã đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cơ bản đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.