80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

Kinhtedothi - Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 vừa qua, các đoàn kiểm tra liên ngành từ TP đến quận, huyện, thị xã đã quyết liệt vào cuộc, thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm

Trong Tháng hành động vì ATTP, Công an TP cùng Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra đột xuất địa điểm kinh doanh, tập kết thực phẩm tại phường Thanh Trì (quận Hoàng Mai), thu giữ 1,5 tấn nầm lợn và 400 kg lạp xưởng không có nguồn gốc, xuất xứ. Chủ cơ sở khai nhận, toàn bộ hàng hóa liên quan được thu mua trôi nổi trên thị trường. Đáng chú ý, số lạp xưởng này chủ yếu được đổ buôn cho các quán ăn vỉa hè…

Lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 1,5 tấn nầm lợn và 400 kg lạp xưởng tại phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Võ Xuân Trọng cho biết, trong “Tháng hành động vì ATTP”, quận đã kiểm dịch trên 208 tấn thịt các loại, kiểm tra 225 cơ sở, trong đó 199 cơ sở (tỷ lệ 88,44%) đạt yêu cầu; xử phạt 26 cơ sở với số tiền khoảng 130 triệu đồng, tiêu hủy hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc trị giá 82 triệu đồng.

Cũng trong Tháng hành động vì ATTP, Đội cảnh sát kinh tế, Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp với Đội quản lý thị trường số 22 kiểm tra hàng hóa tại địa chỉ số 489 Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1 phát hiện gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, gồm các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gà, đều là sản phẩm đông lạnh đã được đóng túi, một số tẩm ướp sẵn để đưa đi tiêu thụ.

Trưởng phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Thuận cho biết, sau 1 tháng ra quân Tháng hành động vì ATTP năm 2024, 18 đoàn của quận đã kiểm tra, giám sát ATTP tại 724 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Qua kiểm tra, các đoàn xử phạt vi phạm hành chính 54 cơ sở, với 260 triệu đồng; tịch thu và tiêu hủy 1.880 kg thịt đông lạnh.

Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong kiểm tra nhãn mác sản phẩm đông lạnh tại một siêu thị trên địa bàn quận Hoàng Mai.

“Tuy nhiên, hiện nay, tình hình vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, không đảm bảo ATTP còn diễn biến phức tạp. Các đối tượng kinh doanh vận chuyển gia cầm hoạt động chủ yếu vào ban đêm và rạng sáng, thường xuyên thay đổi tuyến đường, thời gian, địa điểm tập kết, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm” - Trưởng phòng Y tế quận Bắc Từ Liêm cho hay.

Thanh kiểm tra thường xuyên, liên tục

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, sau 1 tháng ra quân đảm bảo ATTP của TP, trong Tháng hành động ATTP năm 2024, 701 đoàn kiểm tra từ TP đến các địa phương đã thanh kiểm tra gần 10.000 cơ sở, trong đó, số cơ sở đạt 8.465 cơ sở, 1.533 cơ sở vi phạm quy định về ATTP với tổng số tiền phạt gần 4,5 tỷ đồng.

Lỗi vi phạm của các cơ sở chủ yếu về điều kiện vệ sinh, không tuân thủ quy định về ATTP, không xuất trình được nguồn gốc thực phẩm, không phân khu riêng biệt thực phẩm sống và chín, điều này rất dễ gây nguy cơ mất ATTP.

Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong đề nghị thời gian tới, trong quá trình thanh, kiểm tra, các địa phương đẩy mạnh việc lấy mẫu xét nghiệm nhanh, xét nghiệm tại labo để đánh giá chất lượng thực phẩm, từ đó sớm đưa ra cảnh báo đến người tiêu dùng.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cùng đoàn liên ngành kiểm tra tại một siêu thị trên địa bàn quận Đống Đa.

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo ATTP các địa phương tiếp tục kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra định kỳ và đột xuất xuyên suốt từ nay đến cuối năm. Trong đó, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra ATTP đối với thức ăn đường phố, các hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bếp ăn trường học, bếp ăn khu công nghiệp…

Với mục tiêu không để xảy ra vụ ngộ độc lớn trên địa bàn Thủ đô, ngành y tế tiếp tục phối hợp với ngành Công Thương, Nông nghiệp giám sát, phân tích nguy cơ đối với ATTP; các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, cảnh báo sự cố ATTP; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương nhấn mạnh, không chỉ trong Tháng hành động vì ATTP mà công tác quản lý, thanh kiểm tra ATTP cần tiếp tục được các cơ quan chức năng, địa phương triển khai thường xuyên, liên tục tại các thời điểm trong năm, nhất là mùa Hè.

“Cùng với việc xử lý nghiêm, tăng cường hậu kiểm, các đơn vị chú trọng  tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở tuân thủ đầy đủ quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm, đặc biệt chú trọng nguyên liệu thực phẩm nhập vào phải rõ nguồn gốc, xuất xứ” - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội lưu ý.

 

Thực trạng kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc ở cổng trường học, các khu công nghiệp với đối tượng là học sinh, công nhân khá phức tạp. Việc kiểm soát thực phẩm ở khu công nghiệp và trường học chưa được kiểm soát chặt chẽ. Chỉ riêng một lần kiểm tra ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), lực lượng chức năng phát hiện tại cổng trường Tiểu học Đức Thắng và Mầm non Sao Mai bày bán hơn 1.700 mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Thiếu tướng Nhữ Thị Minh Nguyệt - Phó Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an

Bắc Từ Liêm xử lý hàng loạt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Bắc Từ Liêm xử lý hàng loạt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Hà Nội: xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Hà Nội: xử phạt nhiều cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

Bài cuối: Nền tảng là niềm tin của Nhân dân

18 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Với 3 bài viết, trong các vấn đề được trình bày, chúng tôi đã phần nào làm rõ những khoảng tối tồn tại trong thời gian qua dẫn đến thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả hoành hành, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng và sự an toàn của xã hội. Đã đến lúc cần quyết liệt loại trừ thực phẩm bẩn, hàng giả ra khỏi đời sống.

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

Bài 3: Không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm

17 Jul, 05:47 AM

Kinhtedothi - Trước tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa… diễn biến phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm trên phạm vi toàn quốc.

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

16 Jul, 10:07 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn, hàng giả không thể ngang nhiên tồn tại, lưu thông nếu cơ quan chức năng siết chặt quản lý. Những “cánh cửa” cấp phép, kiểm tra, hậu kiểm… nhiều khi đã bị vô hiệu hóa bởi một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, bị mua chuộc hoặc ngó lơ có chủ đích. Khi người dân mua phải thực phẩm bẩn, hàng giả, đặc biệt là thuốc giả, thực phẩm chức năng (TPCN} giả, không chỉ sức khỏe bị tổn hại, tính mạng bị đe dọa, mà hơn thế, niềm tin vào thể chế, vào hệ thống quản lý Nhà nước bị tổn hại nghiêm trọng.

Thực phẩm bẩn và hàng giả hoành hành: Đi tìm những khoảng tối

Thực phẩm bẩn và hàng giả hoành hành: Đi tìm những khoảng tối

15 Jul, 10:00 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn và hàng giả – những thứ đang âm thầm gặm nhấm sức khỏe người dân và phá hoại lòng tin vào kỷ cương pháp luật – đã không còn là câu chuyện của những vụ vi phạm lẻ tẻ. Trong thời gian ngắn vừa qua, liên tiếp các vụ án lớn được phát hiện, từ đó bộc lộ kẽ hở của pháp luật và đâu đó xuất hiện bóng dáng những cán bộ thoái hóa, biến chất, tiếp tay hoặc làm ngơ vì lợi ích riêng.

Tạm giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tạm giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

14 Jul, 03:47 PM

Kinhtedothi – Công an tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với lực lượng quản lý thị trường phát hiện, tạm giữ hơn 13 tấn chân gà đông lạnh được ngâm hóa chất. Số hàng này đang chuẩn bị phân phối cho các tiểu thương để bán ra thị trường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ