Kinhtedothi – Sáng 28/6, hơn 100.000 thí sinh Hà Nội bước vào bài thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 – môn Ngữ văn. Với quyết tâm cao, các thí sinh đã chuẩn bị tinh thần tốt để hoàn thành các yêu cầu của đề thi.
Khác với kỳ thi vào lớp 10, Kỳ thi tốt nghiệp THPT yêu cầu thí sinh có mặt tại điểm thi sớm hơn, giờ làm bài thi chính thức cũng sớm hơn 25 phút so với kỳ thi vào lớp 10 Với tinh thần chủ động, tránh sự cố có thể xảy ra trên đường di chuyển, rất nhiều thí sinh đến điểm thi từ rất sớm.
Nguyễn Thành An, thí sinh thi tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Huệ (quận Hà Đông) rời nhà đi thi lúc 5 giờ 15 phút sáng. An cho hay: “Từ nhà em đến điểm thi chỉ khoảng 4 km nhưng bố em là người tính hay lo nên luôn giục con đi sớm. Ở nhà em cũng không ngủ thêm được nên sau khi ăn sáng xong, thay quần áo, kiểm tra lại đồ dùng là hai bố con đến điểm thi. Ra đường lúc mặt trời chưa ló rạng, không gian mát mẻ nên cảm giác của hai bố con em rất thoải mái”.
Tự di chuyển đến điểm thi bằng xe máy điện, Phạm Thu Yến, thí sinh thi tại điểm Trường THPT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ cười rất tươi với các thanh niên tình nguyện đón tiếp tại cổng điểm thi.
Sau khi được chỉ dẫn khu vực gửi xe và đi ra, Thu Yến nói rằng: “Ngữ văn vẫn là môn thi đầu tiên của mỗi kỳ thi nên em đã chuẩn bị tinh thần kỹ. Làm tốt môn đầu tiên để có động lực làm tốt các môn tiếp theo là chiến thuật của em. Ngữ văn với em vốn là sở trường, em chưa bao giờ học tủ mà học tất cả nội dung trong sách cộng việc tích cực tìm hiểu, đọc nhiều tài liệu kiến thức xã hội để bài nghị luận của mình mạch lạc, rõ ý”.
Trái ngược với Yến, Nguyễn Ngọc Huyền, điểm thi Trường THCS Khương Đình, quận Thanh Xuân hóm hỉnh: “Em có thói quen đoán đề thi Ngữ văn. Việc đoán đề này không đơn giản là đoán bừa mà phải tìm hiểu, loại trừ đề của nhiều năm trước. Tuy nhiên, em cũng không dám bỏ qua tác phẩm nào. Hy vọng, đề hôm nay sẽ vào đúng tác phẩm như suy đoán của em”.
Vừa chở con đến điểm thi Trường THPT Lê Quý Đôn, quận Đống Đa, phụ huynh Ngô Chí Công nhắc con kiểm tra vật dụng một lần nữa trước khi di chuyển đến điểm chờ.
“Lực lượng cảnh sát giao thông, trật tự và tình nguyện viên tại cổng điểm thi ai cũng nhiệt tình hướng dẫn, nhẹ nhàng trao đổi, yêu cầu phụ huynh nhanh chóng rời khỏi cổng điểm thi để tạo lối vào thông thoáng cho thí sinh. Các phụ huynh chấp hành rất nghiêm chỉnh theo hiệu lệnh phân luồng của lực lượng làm nhiệm vụ”- phụ huynh Ngô Chí Công chia sẻ.
Các phụ huynh dặn dò con kỹ lưỡng trước khi vào điểm thi. Ảnh: Hồng Giang Đông đảo sinh viên tình nguyện đã có mặt từ sớm hỗ trợ thí sinh và phụ huynh. Ảnh: Duy KhánhPhân luồng giao thông trước điểm thi trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: Duy Linh
Dù còn rất sớm, thời tiết mát mẻ nhưng khi thí sinh đến điểm thi vẫn được các tình nguyện viên phát nước uống miễn phí kèm lời động viên, chúc làm bài tốt. “Tôi từng đọc nhiều thông tin báo chí viết về hình ảnh thanh niên tình nguyện tiếp sức mùa thi ở các kỳ thi trước. Lần đầu tiên đưa con đi thi, trực tiếp chứng kiến sự quan tâm này, tôi thấy lòng ấm áp và có ấn tướng rất sâu sắc với màu áo xanh tình nguyện”- chị Lại Thị Vân, phụ huynh trú tại quận Thanh Xuân nói.
Thanh niên tình nguyện với mô hình xe ôm miễn phí phục vụ thí sinh. Ảnh: Ngọc TúThí sinh Chu Hữu Thịnh tại điểm thi Trường THPT Ba Vì là bộ đội nghĩa vụ. Ảnh: Ngọc TúThí sinh làm thủ tục gửi đồ, di chuyển lên phòng thi tại điểm thi Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, quận Hà Đông. Ảnh: Điệp QuyênThí sinh luôn có cha mẹ và các tình nguyện viên đồng hành. Ảnh tại điểm thi trường THPT Nhân Chính. Ảnh: Duy LinhTại các điểm thi trên địa bàn quận Thanh Xuân đã ghi nhận những nghĩa cử hết sức cảm động, đó là hình ảnh các tình nguyện viên che ô cho từng thí sinh để tránh mưa. Ảnh: Hồng TháiTừ đầu ngõ đến cổng Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân khoảng vài trăm mét, các tình nguyện viên lần lượt cầm ô che mưa cho các sĩ tử. Ảnh Hồng TháiTranh thủ ôn bài trước khi vào phòng thi. Ảnh: Điệp Quyên
Em Nguyễn Thạc Hải Đăng thi tại điểm thi THCS Sài Đồng (Long Biên) chia sẻ: “Em đã đỗ ĐH ở một trường nước ngoài nên em dự thi để xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, em vẫn cảm thấy hơi hồi hộp do đây là kỳ thi cuối cùng của cấp 3. Em sẽ cố gắng bình tĩnh, tự tin để làm bài tốt. Bản thân em cũng đã trang bị cho mình hành trang vững vàng bước vào kỳ thi. Trước khi thi, em thường ôn luyện các đề, chủ đề từng môn học. Thầy cô, bố mẹ khuyên chúng em giữ tâm thế thoải mái, tránh càng gần kỳ thi càng học dồn dập. Em hy vọng điểm thi sẽ cao như em kỳ vọng và xứng đáng với 12 năm nỗ lực học tập”. Ảnh: Hồng Giang
Theo lịch, đúng 6 giờ 30 phút sáng nay, cán bộ coi thi (CBCT) nhận giấy thi, giấy nháp và túi tài liệu của phòng thi; đánh số báo danh trong phòng thi theo phương án đã bắt thăm sau đó lần lượt gọi thí sinh vào phòng thi (có đối chiếu, kiểm tra ảnh, Thẻ dự thi).
Cán bộ coi thi gọi thí sinh vào phòng thi. Video: Ngọc Tú
7 giờ - 7 giờ 30, cán bộ coi thi làm thủ tục thi, ký tên trên giấy thi, giấy nháp của thí sinh...; lưu ý thí sinh kiểm tra thật kỹ tình trạng đề thi.
Điểm thi Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ có 26 phòng thi với hơn 600 thí sinh. Thí sinh Trần Thị Thu Hà, phòng thi 2200 bị gãy chân được thanh niên tình nguyện và Hội đồng thi nhiệt tình hỗ trợ. Khi gia đình đưa đến điểm thi, thí sinh được cho lên xe đẩy đưa vào khu vực thi. Do phòng thi ở tầng 3 nêm đã có một thí sinh khác cõng lên tận phòng thi. Ảnh: Điệp QuyênCán bộ coi thi hướng dẫn tận tình cho thí sinh Trần Thị Thu Hà. Ảnh: Điệp QuyênCán bộ coi thi tại điểm thi THCS Tiền Phong, huyện Mê Linh đánh số báo danh. Ảnh: Phạm HùngNhân viên điện lực kiểm tra tại điểm thi Trường THPT Ba Vì để bảo đảm cấp điện an toàn, thông suốt kỳ thi. Ảnh: Ngọc TúGọi thí sinh vào phòng thi tại điểm thi THPT chuyên Nguyễn Huệ, quận Hà Đông. Ảnh: Điệp QuyênNhiều thí sinh vào phòng thi với tâm trạng hồi hộp. Ảnh: Điệp QuyênCác thí sinh vào phòng thi tại điểm thi Trường THPT Ba Vì. Theo Phó điểm trưởng trường THPT Ba Vì (huyện Ba Vì) Nguyễn Thị Liên, điểm thi có 600 thí sinh đăng ký dự thi với 25 phòng thi, 88 cán bộ coi thi. Ảnh: Ngọc TúThí sinh dự môn thi Ngữ Văn tại điểm thi THCS Tiền Phong, huyện Mê Linh. Ảnh: Phạm Hùng
7 giờ 35, bắt đầu tính giờ làm bài thi Ngữ văn (thời gian 120 phút). 9 giờ 35: Hết giờ, cán bộ coi thi thu bài của thí sinh.
14 giờ 30 – 16 giờ chiều nay (28/6), thí sinh tiếp tục làm bài thi môn Toán với hình thức trắc nghiệm trong thời gian 90 phút.
Cán bộ coi thi hướng dẫn tỉ mỉ cho thí sinh. Ảnh: Phạm HùngTheo nhà giáo Hữu Trung Kiên - Điểm trưởng điểm thi THCS Tiền Phong, huyện Mê Linh, điểm thi có 24 phòng thi cùng 1 phòng thi tổng hợp và 2 phòng thi dự phòng. Điểm thi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cơ sở vật chất, phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi, an toàn cho kỳ thi. Điểm thi đã chuyển bị sẵn phương án máy phát điện dự phòng, phòng trường hợp xảy ra cắt điện trong kỳ thi. Sáng nay do thời tiết có mưa rào, điểm thi đã phối hợp với các cơ quan chức năng, Đoàn Thanh niên để phân luồng từ xa, hướng dẫn thí sinh và người nhà dự thi một cách thuận lợi.Thí sinh tại điểm thi THPT chuyên Nguyễn Huệ, quận Hà Đông. Ảnh: Điệp QuyênCác thí sinh bình tĩnh, tự tin trước môn thi đầu tiên. Ảnh: Ngọc TúGiám thị lưu ý thí sinh trước khi làm bài. Ảnh: Ngọc TúVới sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhiều thí sinh hy vọng và tin tưởng kết quả bài thi Ngữ văn sẽ đạt cao. Ảnh: Phạm HùngPhụ huynh sốt ruột đợi con vào thi tại điểm thi THPT Phúc Lợi, quận Long Biên. Ảnh: Hồng GiangNhiều phụ huynh tại Ba Vì cũng đứng ngồi không yên cùng kỳ thi của con. Ảnh: Ngọc Tú