Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội tiếp tục tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi

Kinhtedothi - Ngày 16/12, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn TP ghi nhận 44 ca mắc sởi, tăng 19 ca so với tuần trước. Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 209 ca tại 29 quận, huyện, tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi: 58 trường hợp dưới 9 tháng (27,8%); 33 trường hợp 9 - 11 tháng (15,8%); 32 trường hợp 12 - 24 tháng (15,3%); 31 trường hợp 25 - 60 tháng (14,8%); 55 trường hợp trên 60 tháng (26,3%).

CDC Hà Nội nhận định, số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng nhanh, ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Dự báo trong thời gian tới, tiếp tục có thêm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi và trên 5 tuổi.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng sởi cho trẻ tại Hà Nội.

Trong tuần, CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị giám sát, điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch sởi tại: Phú Đô, Nam Từ Liêm; Giang Biên, Long Biên; Hạ Đình, Thanh Xuân; Thành Công, Ba Đình.

Trong tuần này, CDC Hà Nội tiếp tục giám sát công tác điều tra, xử lý ca bệnh ổ dịch sởi tại Thượng Thanh, Long Biên; Xuân La, Tây Hồ; La Khê, Hà Đông.

Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch.

Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi của trẻ từ 1 - 5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn TP chưa tiêm chủng đủ mũi để tổ chức tiêm bổ sung. Ngoài ra, TP tổ chức tiêm chủng vaccine Td cho trẻ 7 tuổi sinh sống trên địa bàn chưa tiêm đủ 5 mũi vaccine có chứa thành phần uốn ván, bạch hầu trước đó theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Khẩn trương điều trị và kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi

Khẩn trương điều trị và kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn do chủ quan

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn do chủ quan

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

16 Apr, 04:48 PM

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi (4 tháng tuổi) xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân. Bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm giang mai bẩm sinh từ mẹ.

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ