Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội vẫn ở mức cao với 112,7 trẻ trai/100 trẻ gái, trong đó có 5 quận, huyện ở mức rất cao, trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái như: Ba Đình, Hà Đông, Quốc Oai, Thanh Oai, Thường Tín.

Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội vẫn ở mức cao với 112,7 trẻ trai/100 trẻ gái, trong đó, có 5 quận, huyện ở mức rất cao, trên 120 trẻ trai/100 trẻ gái như: Ba Đình, Hà Đông, Quốc Oai, Thanh Oai, Thường Tín.

Nhiều năm qua, ngành Dân số Thủ đô đã nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân.

Hằng năm, Sở Y tế Hà Nội và 30 quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch, các hoạt động tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh đến xã, phường, thị trấn. Đặc biệt, nhiều năm qua, ngành Dân số Thủ đô đã nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân, trong đó tập trung vào những huyện có mức chênh lệch trẻ trai cao hơn nhiều so với trẻ gái.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều gia đình, nhất là ở vùng ngoại thành vẫn giữ tục lệ, tâm lý mong muốn có con trai để có người “thờ cúng tổ tiên” và chăm sóc bố mẹ khi về già đã khiến việc lựa chọn giới tính thai nhi cũng tăng theo.

Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội Tạ Quang Huy cho biết, thời gian qua, công tác dân số Thủ đô luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan truyền thông đại chúng và đạt được những kết quả nhất định.

Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế tuy nhiên để hoàn thành các chỉ tiêu dân số do Trung ương và TP giao công tác tuyên truyền vận động về giảm sinh con thứ 3 trở lên cần tiếp tục duy trì tại cộng đồng, đặc biệt là địa bàn có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, địa bàn có đối tượng khó tiếp cận. Tuyên truyền các nội dung, thông điệp để mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, duy trì khoảng cách giữa các lần sinh, ổn định mức sinh...

Một trong những biện pháp căn bản, cốt lõi để hạn chế tối đa sự gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh là cần tiếp tục kiên trì, đẩy mạnh truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành vi của người dân về bình đẳng giới, nâng cao quyền của phụ nữ.

Cùng với đó, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện chính sách an sinh xã hội là giải pháp vừa cơ bản, vừa lâu dài.

Hà Nội:Hiệu quả chiến dịch vận động lồng ghép dịch vụ chất lượng cao dân số

Hà Nội:Hiệu quả chiến dịch vận động lồng ghép dịch vụ chất lượng cao dân số

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Miễn viện phí - cần nguồn lực tài chính bền vững

Miễn viện phí - cần nguồn lực tài chính bền vững

22 May, 04:53 AM

Kinhtedothi - Miễn viện phí toàn dân là một bước tiến lớn về an sinh xã hội mang ý nghĩa tích cực lâu dài cho xã hội, giúp mọi người dân tiếp cận y tế, không lo gánh nặng tài chính. Để hiện thực hóa mục tiêu này cần có những giải pháp cụ thể, lộ trình rõ ràng cùng sự chung tay, đồng thuận của xã hội, đặc biệt là sự chuẩn bị về cơ sở vật chất, nhân lực, nguồn tài chính bền vững, mới có thể duy trì chất lượng dịch vụ y tế toàn dân.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

14 May, 05:37 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2025/NĐ-CP ngày 13/5/2025 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ