Hà Nội: Xây dựng công viên rộng hơn 18ha tại thị trấn Trâu Quỳ
Theo đó, ô đất có quy mô nghiên cứu quy hoạch khoảng 18,4ha. Phía Đông Bắc giáp đường Nguyễn Mậu Tài; phía Đông Nam giáp đường có mặt cắt rộng 22m (đang đầu tư xây dựng); phía Tây Nam giáp đường quy hoạch mặt cắt rộng 30m; phía Tây Bắc giáp đường hiện có và trụ sở mới Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Gia Lâm.

Trong ranh giới khu đất nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 18,4ha được phân bổ các chức năng gồm: Đất đường giao thông khu vực khoảng 4,4ha; đất hồ điều hòa có diện tích khoảng 9ha; đất cây xanh thể dục thể thao có diện tích khoảng 5ha.
Dự kiến gồm các phân khu như: Khu văn hóa giáo dục; khu biểu diễn; khu thể thao; khu thiếu nhi; khu yên tĩnh; khu phục vụ; đỗ xe...
Mục tiêu của quy hoạch là nhằm tạo lập một khu công viên cây xanh kết hợp hồ điều hòa hiện đại, đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị.
Xây dựng khu công viên cây xanh thể dục thể thao kết hợp cải tạo nạo vét xây dựng hệ thống hồ điều hòa Trâu Quỳ 2 theo quy hoạch, góp phần tạo cảnh quan môi trường, nâng cao điều kiện tiện nghi cho dân cư khu vực.
Đồng thời, nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng trên cơ sở ưu tiên các công trình phúc lợi công cộng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội. Hình thành các không gian mở gắn với cảnh quan không gian mặt nước sông hồ. Phát triển các quảng trường gắn với những công trình công cộng, tiện ích đô thị, thể dục thể thao vui chơi giải trí...

Hà Nội: Nhiều dự án công viên "đắp chiếu", gây lãng phí tài nguyên
Kinhtedothi - Công viên cây xanh là phúc lợi xã hội, thước đo cho sự phát triển đồng thời thể hiện bộ mặt của một đô thị lớn như Hà Nội. Tuy nhiên, có một nghịch lý là hàng trăm héc-ta đất tại Hà Nội đã được quy hoạch làm công viên, hồ nước lại đang bị chậm tiến độ, bỏ hoang hoặc sử dụng sai mục đích cả chục năm qua. Điều này không chỉ gây lãng phí nguồn lực đất đai đô thị mà nếu không có cơ chế, chính sách kịp thời những diện tích đất dành cho quy hoạch công viên có nguy cơ dần biến mất.

Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh: Hay nhưng không dễ thực hiện
Kinhtedothi – Việc các đơn vị chuyên môn đề xuất các biện pháp cải tạo sông Tô Lịch nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân là điều rất đáng ghi nhận. Song, theo các chuyên gia, đối với bất cứ đề xuất nào trước khi phê duyệt, các đơn vị chức năng cần phải nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng không nên vội vàng.

Hà Nội: Nâng cấp 45 công viên, vườn hoa
Kinhtedothi - Trên cơ sở tổng số 63 công viên, vườn hoa hiện có, sau khi rà soát có 45 công viên, vườn hoa (13 công viên và 32 vườn hoa) cần cải tạo, nâng cấp, sửa chữa theo mức độ khác nhau để duy trì ổn định cảnh quan, đồng bộ phục vụ Nhân dân.