Kinhtedothi – Năm học 2024 – 2025, Hà Nội tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đề án chuyển Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây thành trường THPT chuyên, nâng tổng số trường THPT chuyên của Hà Nội lên 4 trường.
Hà Nội tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đề án chuyển Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây thành trường THPT chuyên. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành GD&ĐT Hà Nội xác định sẽ thực hiện trong năm học 2024 - 2025.
Học sinh tham dự kỳ thi lớp 10 chuyên.
Khi hai trường này chính thức trở thành trường chuyên, TP Hà Nội sẽ có 4 trường THPT chuyên, gồm: Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây.
Việc xây dựng 2 trường Chu Văn An và Sơn Tây thành trường THPT chuyên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu cho Thủ đô; đồng thời, thực hiện Thông tư số 05/2023/TT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT về quy chế hoạt động của trường THPT chuyên, trong đó có quy định “không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên”.
Hiện Hà Nội có 2 trường THPT chuyên là Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ.
2 trường THPT có lớp chuyên là Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT Sơn Tây. Năm học 2024 - 2025, bên cạnh chỉ tiêu tuyển sinh vào các lớp chuyên, hai trường này vẫn tuyển sinh lớp không chuyên.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của 4 trường THPT có lớp chuyên của TP Hà Nội (gồm chuyên Hà Nội - Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây) trong năm học 2024 - 2025 là hơn 2.000 chỉ tiêu, tăng gần 500 chỉ tiêu so với năm học trước.
Sở GD&ĐT đề nghị các trường chuyên và trường có lớp chuyên nêu trên tiếp tục thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 4171/BGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên cấp THPT.
Kinhtedothi - Ngày 14/8, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025. Dự hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng.
Kinhtedothi - Để chuẩn bị đội ngũ tốt nhất cho năm học mới 2024 – 2025, các trường học tại Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều chương trình tập huấn toàn diện cho giáo viên về cả kỹ năng, phương pháp giảng dạy và kiến thức chuyên môn.
Kinhtedothi - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa nhận được thư cảm ơn của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn vì đơn vị đã nhiệt tình chia sẻ, giúp đỡ giáo viên, học sinh tỉnh Yên Bái suốt thời gian qua.
Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục
Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.
Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.
Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.