Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội xưa của ngày hôm nay

Kinhtedothi - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 26/4, Sở VH&TT Hà Nội và Trường Đại học (ĐH) Mỹ thuật Công nghiệp đồng tổ chức trưng bày bài dự thi tranh ký họa, trực họa với chủ đề “Hà Nội xưa của ngày hôm nay”.

Đây là dịp để kết nối những ký ức lịch sử và giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội với tinh thần hiện đại, phát triển của một Việt Nam thống nhất.

Việc tổ chức trưng bày những bức ký họa, trực họa là kết quả của cuộc thi “Hà Nội xưa của ngày hôm nay” được phát động trong sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp từ ngày 18/2/2025 đến hết ngày 14/4/2025. Cuộc thi đã thu hút được hơn 1.000 bài dự thi. Hội đồng chấm giải đã chọn ra 81 bài trưng bày.

Họa sĩ Phùng Hoa Miên – Trưởng khoa Mỹ thuật cơ sở, Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp phát biểu khai mạc. Ảnh: Trần Oanh

Phát biểu khai mạc, họa sĩ Phùng Hoa Miên – Trưởng khoa Mỹ thuật cơ sở, Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp cho biết, không gian nghệ thuật đậm chất “Hà Nội xưa của ngày hôm nay” là nơi Hà Nội cổ kính gặp gỡ hơi thở hiện đại qua từng nét bút cảm xúc của sinh viên. Những bức ký họa, trực họa là kết tinh của kiến thức mỹ thuật cơ sở được thực hành bằng các trải nghiệm thực tế, những chuyến cuốc bộ len lỏi vào phố cổ Hà Nội đông vui tấp nập. Thầy trò thật sự có những điều thú vị, khám phá một Hà Nội rất thân quen đối với sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp. Đó là những câu chuyện được sinh viên kể lại bằng hình ảnh được trưng bày ở triển lãm.

Trong khi đó, Phó Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VH&TT Hà Nội) Bùi Thị Hương Thủy cho rằng, những góc phố, con đường... là các hình ảnh quen thuộc hàng ngày đã được sinh viên khắc họa qua những nét bút rất ấn tượng. Đây cũng là việc đáng mừng khi Sở VH&TT Hà Nội và Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp có sự hợp tác trong những năm qua. Thầy và trò nhà trường luôn nỗ lực, tham gia những hoạt động để khơi gợi các ý tưởng sáng tạo, phát huy tinh thần yêu quê hương đất nước và tấm lòng đối với Thủ đô...

Phó Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VH&TT Hà Nội) Bùi Thị Hương Thủy phát biểu tại buổi khai mạc trưng bày bài dự thi tranh ký họa, trực họa với chủ đề “Hà Nội xưa của ngày hôm nay”.

“Mong rằng những sự kiện như thế này sẽ được Sở VH&TT Hà Nội hỗ trợ trong giai đoạn tiếp theo. Sở luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em học sinh, sinh viên có thể phát huy được tài năng sáng tạo, để được nhiều người biết đến hơn các giá trị văn hóa cũng như tác phẩm của các em... Các ý tưởng, tác phẩm của các em có thể gắn với những làng nghề truyền thống, những câu chuyện về Hà Nội, văn hóa, lịch sử cho thế hệ sau biết đến nhiều hơn và tài năng của các em được lan tỏa mãi” – bà Bùi Thị Hương Thủy nhấn mạnh.

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày bài dự thi tranh ký họa, trực họa với chủ đề “Hà Nội xưa của ngày hôm nay”.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Trần Bá Tăng cho rằng, từng bức họa của các bạn sinh viên đã ghi được nhiều dấu ấn, góp thêm một tiếng nói giới thiệu với công chúng Thủ đô, bạn bè quốc tế. Đây chính là những tiếng nói, tiếng lòng, giới thiệu các giá trị văn hóa của người Thủ đô nói riêng và người Việt Nam nói chung... Ông Trần Bá Tăng cũng mong Khoa Mỹ thuật cơ sở phát huy hơn nữa trong góc độ này để đáp ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường, từng bước đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Ban Tổ chức trao cho sinh viên Phan Sỹ Thắng có bức ký họa đạt giải Nhất cuộc thi.

Là thành viên Ban Giám khảo cuộc thi “Hà Nội xưa của ngày hôm nay”, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội Nguyễn Xuân Thủy cho biết: cuộc thi rất bổ ích, có ý nghĩa, tạo cơ hội để luyện tay nghề cho sinh viên. Trên cơ sở những bức ký họa, trực họa khá đã chọn để trưng bày tại đây, các em có thể chiêm nghiệm lại để vẽ tốt hơn các bản sau.

Là người có bức ký họa vượt qua hơn 1.000 bài dự thi để có được sự đánh giá, ghi nhận cao nhất dưới góc độ chuyên môn và đạt giải Nhất, em Phan Sỹ Thắng - sinh viên năm 2 lớp DH23A9, Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp xúc động chia sẻ: “Thông qua bài thi, em muốn cho muốn cho mọi người thấy vẻ đẹp của phố cổ Hà Nội. Chỉ cần đi bộ quanh phố cổ, chúng ta sẽ phát hiện ra vẻ đẹp cổ kính, quyến rũ với chiều sâu văn hóa đó”.

Ban Tổ chức trao cho sinh viên 2 sinh viên có bài thi đạt giải Nhì.

Tại chương trình khai mạc trưng bày bài dự thi ký họa, trực họa với chủ đề “Hà Nội xưa của ngày hôm nay”, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Ban Tổ chức cũng trao nhiều giải thưởng của các nhà tài trợ dành cho sinh viên tham gia cuộc thi “Hà Nội xưa của ngày hôm nay”.

Hoạt động trưng bày bài dự thi ký họa, trực họa với chủ đề “Hà Nội xưa của ngày hôm nay” diễn ra từ ngày 26/4 đến 5/5/2025 tại Nhà triển lãm 61 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ban Tổ chức trao cho sinh viên 3 sinh viên có bài thi đạt giải Ba.

Công chúng tham quan trưng bày.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thái Nguyên: sôi nổi Giải đua thuyền và ván chèo đứng vô địch quốc gia

Thái Nguyên: sôi nổi Giải đua thuyền và ván chèo đứng vô địch quốc gia

26 Apr, 02:59 PM

Kinhtedothi - Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam vừa phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc Giải đua thuyền truyền thống vô địch các tay chèo xuất sắc quốc gia và Giải ván chèo đứng vô địch các tay chèo xuất sắc quốc gia năm 2025 tại khu du lịch Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên).

Hà Nội nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong phụ nữ dân tộc thiểu số

Hà Nội nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong phụ nữ dân tộc thiểu số

26 Apr, 02:18 PM

Kinhtedothi - Sáng 26/4, tại thị trấn Liên quan, huyện Thạch Thất, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2025; đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ