Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội yêu cầu giám sát chặt hành khách nhập cảnh để ngăn chặn cúm A/H5N1

Kinhtedothi – Dịch cúm A/H5N1 bùng phát ở Campuchia đã làm 1 người tử vong. Để ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này, Hà Nội đã ra công điện yêu cầu các Sở, ngành, địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Theo thông báo từ Bộ Y tế Campuchia, từ ngày 22/2/2023 Campuchia đã ghi nhận 2 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 tại tỉnh Prey Veng, trong đó có 1 trường hợp đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A/H5N1 trên người mới nhất tại Campuchia kể từ năm 2014.

Trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch.

Nguy cơ bùng phát dịch Cúm A/H5N1 rất cao
 

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cúm A/H5N1 là một phân nhóm virus cúm A, lây truyền giữa các loài chim, gia cầm và động vật khác, lây sang cho người và gây tử vong. Đây là một chủng cúm độc lực cao. Ở người, tỷ lệ tử vong do cúm A(H5N1) có thể lên tới 60%.

Thực hiện Công điện số 258/CĐ-BYT ngày 27/02/2023 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, để chủ động phòng, chống dịch trên địa bàn TP Hà Nội, UBND TP yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường chỉ đạo công tác truyền thông phòng, chống dịch cúm cho cộng đồng. Qua đó để người dân biết và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thông tin, khai báo kịp thời dịch bệnh trên gia cầm, trên người với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với lực lượng thú y cơ sở, cán bộ y tế thôn, bản, cộng tác viên y tế phối hợp giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên gia cầm, ca bệnh dịch ở người, thực hiện tốt việc phối hợp trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia cầm, trên người, khoanh vùng, xử lý dịch kịp thời.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm; xử lý nghiêm việc buôn bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc. Thường xuyên kiểm tra công tác phòng, chống dịch của các đơn vị trên địa bàn quản lý.

Trong công điện, UBND TP yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh qua Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; triển khai các biện pháp truyền thông cho hành khách xuất, nhập cảnh đi/đến vùng có dịch về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Cùng với đó, tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp cấp tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng; lưu ý đối với các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết cần được lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur để xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị, phòng, chống dịch.

Phối hợp chặt chẽ cơ quan Thú y, chia sẻ thông tin về tình hình dịch cúm trên gia cầm để chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sang người và xử lý ổ dịch khi có dịch xảy ra.

Chuẩn bị đầy đủ cơ sở thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, phương tiện cho công tác phòng chống dịch, sẵn sàng bao vây, khống chế ổ dịch tại cộng đồng và làm tốt công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh dịch tại các cơ sở y tế.

Đối với Sở NN&PTNT, TP yêu cầu cơ quan này chỉ đạo lực lượng thú y giám sát chặt chẽ dịch cúm trên đàn gia cầm, phát hiện, khoanh vùng xử lý kịp thời ổ dịch. Thông tin kịp thời diễn biến dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cho ngành Y tế để phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống, không để dịch bệnh lây lan sang người.

Sở Công thương phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và ngành Nông nghiệp để tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm, đặc biệt tại các chợ đầu mối, không để gia cầm không rõ nguồn gốc lưu thông trên địa bàn TP.

Riêng với Sở TT&TT, cần phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch cúm gia cầm lây lan sang người để người dân hạn chế tiếp xúc với gia ầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm. Người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường; chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm được nấu chín kỹ; không sử dụng gia cầm và sản phẩm từ gia cầm không rõ nguồn gốc. Khuyến cáo người dân đi về từ vùng dịch có cúm gia cầm chủ động theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng, tử vong.

Cảnh báo nguy cơ cúm gia cầm lây sang người xâm nhập Việt Nam

Cảnh báo nguy cơ cúm gia cầm lây sang người xâm nhập Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ