Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Tĩnh: hiệu quả kinh tế từ phong trào trồng chè liên kết

Kinhtedothi - Những năm qua, phong trào trồng chè liên kết giữa người dân và DN ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Người dân xã biên giới Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn tập trung thu hoạch chè công nghiệp LDP2.

Vùng thượng nguồn sông Ngàn Phố ở huyện Hương Sơn có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng. Trong đó, cây chè công nghiệp LDP2 và PH1 được xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Gia đình ông Phan Đình Nhàn ở xã biên giới Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn hiện có 1,3ha chè công nghiệp LDP2. Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật, bình quân mỗi năm gia đình ông thu hoạch khoảng 30 tấn chè búp tươi, mang về nguồn thu nhập trên 200 triệu đồng.

“Trồng chè liên kết với xí nghiệp chè Tây Sơn, người dân được hỗ trợ giống, phân bón và kỹ thuật chăm sóc. Sau khi thu hoạch, sản phẩm chè búp tươi được xí nghiệp thu mua với giá ổn định, giúp mọi người yên tâm đầu tư sản xuất” - ông Phan Đình Nhàn cho biết.

Những đồi chè xanh mướt ở xã vùng thượng huyện Hương Sơn mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, quy hoạch vùng nguyên liệu phù hợp, những năm qua phong trào trồng chè liên kết giữa người dân các xã Sơn Kim 2, Sơn Kim 1, Sơn Tây, Sơn Hồng... với xí nghiệp chè Tây Sơn phát triển mạnh. Qua đó, vừa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đất đai vừa nâng cao thu nhập, ổn định sinh kế cho người dân vùng núi, biên giới.

“Toàn xã hiện có 875 hộ dân trồng chè, năm 2024 thu nhập từ cây chè đạt khoảng 44 tỷ đồng. Địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, duy trì liên kết với DN, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững” - Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2 Cao Kỷ Vị cho biết.

Cây chè trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân vùng núi, biên giới huyện Hương Sơn.

Mùa cao điểm nắng nóng, người dân chủ động tưới nước chống hạn cho cây chè, đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm.

Theo thống kê của xí nghiệp chè Tây Sơn, đến nay tổng diện tích chè trồng liên kết trên địa bàn đạt khoảng 330 ha, mỗi năm mang về nguồn thu nhập cho người dân hàng chục tỷ đồng. Với nhiều giải pháp trong đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiện nay chè Hương Sơn đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và chiếm lĩnh nhiều thị trường tại các nước Trung Đông.

“Sản phẩm chè búp tươi được đơn vị thu mua, chế biến và đưa đi tiêu thụ giúp người dân ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay đang là mùa nắng nóng, chúng tôi tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chống hạn, đảm bảo cây chè sinh trưởng, phát triển tốt” - Giám đốc xí nghiệp chè Tây Sơn Nguyễn Hồng Sánh thông tin.

Hà Tĩnh: thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên giới

Hà Tĩnh: thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên giới

Hà Nội nâng giá trị cây chè

Hà Nội nâng giá trị cây chè

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sau hơn 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo Quảng Ngãi giảm mạnh 

Sau hơn 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo Quảng Ngãi giảm mạnh 

23 Jun, 01:14 PM

Kinhtedothi-Sau hơn 4 năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Quảng Ngãi giảm từ 9% xuống còn 2,5%. Bước vào giai đoạn mới, địa phương này kiến nghị Chính phủ ban hành bộ tiêu chí và chuẩn nghèo mới phù hợp với thực tiễn từng vùng.

Chìa khóa để trái cây Việt vươn xa: Từ mã vùng trồng đến chiến lược thị trường

Chìa khóa để trái cây Việt vươn xa: Từ mã vùng trồng đến chiến lược thị trường

23 Jun, 09:58 AM

Kinhtedothi- Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025, nhưng dư địa tăng trưởng vẫn còn rất lớn. Vấn đề nằm ở đâu, thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật hay chính sách nội địa? Câu trả lời có thể là tất cả – nhưng mấu chốt vẫn là nâng chất lượng, nắm bắt xu hướng và đi đúng chiến lược.

Chương trình 1719: động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Sơn La

Chương trình 1719: động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Sơn La

23 Jun, 08:20 AM

Kinhtedothi – Những năm qua, với nhiều giải pháp hỗ trợ, lồng ghép các chương trình, dự án đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bà con các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ